Khám phá 20319 hình ảnh, video, luận văn, luận án từ thư viện số
Tài liệu nổi bật
Ấn phẩm
Xu hướng thị trường fintech và tăng trưởng tại việt nam: Sự phát triển, động lực chính và tác động đến hòa nhập tài chính
(Học viện Tài chính, 2025) Ngọ Minh Trang ThS
Nghiên cứu này xem xét các xu hướng và sự tăng trưởng của thị trường công nghệ tài chính tại Việt Nam, giải quyết khoảng cách trong việc hiểu cách thức ngân hàng số và thanh toán di động tác động đến sự hòa nhập tài chính. Nghiên cứu nhằm mục đích phân tích các động lực chính của sự mở rộng công nghệ tài chính, đánh giá các thách thức về quy định và khám phá vai trò của công nghệ tài chính trong việc tiếp cận các nhóm dân số chưa được tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, nghiên cứu tổng hợp các bài báo, báo cáo của ngành, chính sách của chính phủ và dữ liệu tài chính để đánh giá việc áp dụng công nghệ tài chính. Các phát hiện cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng trong thanh toán kỹ thuật số, ngân hàng di động và các công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận tài chính ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, rủi ro an ninh mạng, khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện và khoảng cách về hiểu biết tài chính vẫn tạo ra những thách thức đáng kể. Kết quả cho thấy nhu cầu về các quy định chặt chẽ hơn, đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và giáo dục tài chính để đảm bảo sự phát triển bền vững và toàn diện của công nghệ tài chính tại Việt Nam.
Ấn phẩm
Phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam - Thực trạng và hàm ý chính sách
(Học viện Tài chính, 2025) Đinh Quang Minh; Đinh Chí Trung; Ngân hàng thương mại; Tín dụng xanh; Phát triển bền vững
Trước những thách thức to lớn từ hậu quả biến đổi khí hậu toàn cầu, phát triển bền vững được coi là vấn đề trọng tâm trong tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trên Thế giới. Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, Chính phủ các nước đã và đang triển khai nhiều giải pháp để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, đảm bảo môi sinh - môi trường. Trong các giải pháp về tài chính, “tín dụng xanh” được xem là giải pháp có hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, từ đó, góp phần hướng tới phát triển kinh tế bền vững. Tại Việt Nam, tín dụng xanh bắt đầu được quan tâm từ năm 2015. Trong những năm qua, lĩnh vực này đã có những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, để phát triển tín dụng xanh một cách chắc chắn và tạo dấu ấn, Chính phủ và các TCTD cần có các giải pháp đồng bộ, khả thi. Trong nội dung bài viết, tác giả nghiên cứu thực trạng cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam.
Ấn phẩm
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính
(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Văn Hiệu PGS.TS
Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) là một công nghệ tiên tiến mang tính cách mạng, đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong ngành tài chính. Với khả năng lưu trữ và truyền tải dữ liệu một cách minh bạch, an toàn và phi tập trung, Blockchain mang lại sự đổi mới vượt bậc trong cách các giao dịch tài chính được thực hiện và quản lý. Ứng dụng của Blockchain trong tài chính không chỉ giới hạn ở việc cải thiện hiệu quả và giảm chi phí, mà còn góp phần tăng cường tính minh bạch, giảm thiểu rủi ro gian lận và thúc đẩy sự tin cậy giữa các bên liên quan. Công nghệ này hỗ trợ việc thực hiện các giao dịch quốc tế một cách nhanh chóng với chi phí thấp hơn, đồng thời mở ra cơ hội phát triển các sản phẩm tài chính mới như tiền mã hóa, hợp đồng thông minh (smart contracts) và tài chính phi tập trung (DeFi). Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia đã coi việc phát triển và ứng dụng công nghệ Blockchain là một trong những nội dung lớn cần chú trọng phát triển bên cạnh các cấu phần trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn, điện toán đám mây… Bài viết này làm rõ những tiềm năng ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội nói chung và trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo tài chính nói riêng và một số hàm ý rút ra đối với Việt Nam trong kỷ nguyên mới của đất nước.
Ấn phẩm
Kế toán quản trị chi phí hoạt động dịch vụ bưu chính
(Lao động, 2022) Ngô Tiến Dũng TS
Trình bày tổng quan về kế toán quản trị trong các doanh nghiệp bưu chính. Phân loại chi phí, các phương pháp xác định chi phí, mối quan hệ giữ chi phí-sản xuất-lợi nhuận, dự toán...trong các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ bưu chính ở Việt Nam hiện nay.
Ấn phẩm
Rủi ro tài chính
(Tài chính, 2023) Lưu Hữu Đức TS; Phan Thùy Dương TS; Phạm Ngọc Hải; Đào Thị Hiền
Cuốn sách hệ thống hóa và làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính, tổng hợp các kinh nghiệm về quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp lớn trên thế giới, cùng với tình hình rủi ro tài chính tại Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp và cơ quan chức năng quản lý rủi ro tài chính hiệu quả hơn.
Ấn phẩm
Quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập
(Tài chính, 2022) Nguyễn Thế Anh TS; Đào Thị Hương TS; Nguyễn Thị Kim Oanh ThS; Cao Minh Hạnh ThS; Nguyễn Thị Kim Oanh ThS
Trình bày khái quát về quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học công lập. Nêu các kinh nghiệm quốc tế về quản lý tài sản công.Và bài học cho các các cơ sở giáo dục công lập tại Việt Nam. Phân tích,đánh giá thực trạng và ra hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam.