09. Tạp chí
Duyệt 09. Tạp chí theo Topic "Phân tích chính sách tài chính"
- Ấn phẩmChiến lược đầu tư tài chính: Vai trò của kiến thức tài chính(Học viện Tài chính, 2024) Phùng Thái Minh TrangNghiên cứu về sự ảnh hưởng của kiến thức tài chính (KTTC) đến chiến lược đầu tư còn hạn chế. Do đó, nghiên cứu kiểm tra KTTC đến chiến lược đầu tư thông qua vai trò trực tiếp và trung gian. Sử dụng ba phương pháp hồi quy đa biến, logit thứ tự và cấu trúc tuyến tính, kết quả cho thấy KTTC ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư ngắn hạn và sử dụng đòn bẩy. Bên cạnh đó, KTTC là trung gian trong các mối quan hệ giữa giới tính, tuổi, học vấn, kinh nghiệm đầu tư và yêu thích rủi ro với chiến lược đầu tư. Kết quả đều đồng nhất cho cả ba phương pháp. Một số hàm ý được đề nghị đến các nhà đầu tư và các nhà làm chính sách.
- Ấn phẩmChính sách tài chính cho tăng trưởng xanh, hướng tới cam kết của việt nam tại COP26 giảm phát thải ròng bằng 0(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Việt Bình ThSTrong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích thực trạng chính sách tài chính cho TTX, mục tiêu giảm phát thải ròng bằng không của Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam.
- Ấn phẩmChính sách tài chính đối với phát triển xanh ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam(2022) Trần Mạnh Tiến ThSĐể đảm bảo các hoạt động cho mục tiêu phát triển kinh tế xanh thì chính sách tài chính cần có sự điều chỉnh phù hợp tạo nền tảng cho mục tiêu phát triển kinh tế gắn với việc giảm các tác động ảnh hưởng đến môi trường. Trong đó, đặc biệt phải kể đến nhóm công cụ về tài chính công là nhóm chủ đạo, định hướng, điều chỉnh cho việc thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế xanh. Bài viết này sẽ giới thiệu về các công cụ tài chính cũng như xu hướng sử dụng công cụ tài chính đối với phát triển xanh ở một số quốc gia, từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam
- Ấn phẩmĐánh giá chính quyền cấp tỉnh đối với xác định chiến lược liên kết du lịch tại các tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng(Học viện Tài chính, 2024) Hoàng Thị Hồng Hạnh ThS; Nguyễn Văn Hậu TS; Nguyễn Thị Thu Phương ThSTại Việt Nam, phân tích, đánh giá vai trò của chính quyền cấp tỉnh (CQCT) đối với liên kết du lịch (LKDL) chưa được làm rõ trong các nghiên cứu. Mục đích của bài viết nhằm đánh giá CQCT tại các tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng (NĐBSH) (bao gồm các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam và Thái Bình) đối với xác định chiến lược LKDL. Bài viết kế thừa khung nghiên cứu của Simpson (2001), theo đó, tác giả sẽ sử dụng 05 nhóm tiêu chí để đánh giá. Kết quả cho thấy, Chiến lược LKDL đã được CQCT xác định phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Tuy nhiên, chưa có chiến lược riêng cụ thể và đảm bảo tính toàn diện cho LKDL, xác định tầm nhìn và giá trị của chiến lược LKDL chưa được xác định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng
- Ấn phẩmHoàn thiện khung chính sách để phát triển chuyển đổi số ở Việt Nam đến năm 2025 định hướng đến năm 2030(Học viện Tài chính, 2024) Lê Thị Hậu ThSTrên thế giới, chuyển đổi số (CĐS) bắt đầu được nhắc nhiều vào năm 2015, phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam CĐS bắt đầu được nhắc đến nhiều vào năm 2018. Ngày 03/06/2020 thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chương trình CĐS quốc gia bao gồm chính phủ số, xã hội số và kinh tế số. Để công cuộc CĐS được thành công và hoàn thiện nhanh chóng thì chúng ta phải xem xét các yếu tố tác động lên quá trình CĐS. Theo ISSI có 3 yếu tố chính có tác động trực tiếp đến sự thành bại trong CĐS đó chính là: Con người, thể chế và công nghệ. Bài viết này tác giả hướng tới nghiên cứu yếu tố thể chế hay chi tiết hơn là các khung chính sách để thúc đẩy phát triển CĐS.
- Ấn phẩmKinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại một số địa phương và hàm ý cho Hà Nội(Học viện Tài chính, 2024) Bùi Thị Hoàng Lan PGS.TSThời gian qua, nhiều địa phương ở Việt Nam đã đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch sinh thái và thu được nhiều thành công đáng khích lệ. Trong bài viết này, tác giả sẽ phân tích một số kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại một số địa phương để từ đó rút ra một số bài học cho thành phố Hà Nội
- Ấn phẩmNghiên cứu tác động của phát triển kinh tế tư nhân với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Lê Nguyễn Diệu Anh TSPhát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Bài viết dựa trên mô hình VAR về cấu trúc gồm nhiều phương trình (mô hình hệ phương trình) và có các trễ của các biến số. Mẫu quan sát được sử dụng trong nghiên cứu là giai đoạn 1995 - 2022, các biến lấy theo dữ liệu hàng năm. Qua nghiên cứu, kết quả chỉ ra phản ứng cùng chiều giữa số lượng doanh nghiệp, số lượng lao động, tỷ suất lợi nhuận trong doanh nghiệp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. Còn các biến số lượng doanh nghiệp FDI, đóng góp của khu vực KTTN trên GDP và vốn đầu tư phát triển toàn xã hội có phản ứng ngược chiều với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. Dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đưa ra để phát triển kinh tế tư nhân đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
- Ấn phẩmNhận diện và khắc phục tình trạng bất bình đẳng trong tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Phạm Thị Thủy TS; Hồ Thanh Thủy TSThực hiện định hướng XHCN, trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong nỗ lực thực hiện tăng trưởng bao trùm, với sự tham gia và hưởng lợi của đa số người dân. Tuy nhiên, quá trình thực hiện mô hình tăng trưởng này vẫn còn đang tồn tại bất bình đẳng. Đó là một thách thức không nhỏ đối với mục tiêu “không để ai bị bỏ rơi lại phía sau"
- Ấn phẩmPhân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp du lịch nhỏ và vừa vùng đồng bằng Sông Cửu Long(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Sơn Tùng ThSDoanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực du lịch (DNDLNVV) ở Việt Nam nói chung và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng đã từng bước khẳng định được vị trí và vai trò của mình trong nền kinh tế, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Tuy vậy, tại vùng ĐBSCL trong thời gian qua, bên cạnh những ưu thế vượt trội về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên thì sự phát triển DNDLNVV còn gặp phải một số trở ngại như kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế; số lượng lao động tuy đông, nhưng lao động giản đơn nhiều, cơ cấu không đa dạng và chất lượng học vấn cơ bản thấp, thiếu lao động đã qua đào tạo. Chính vì vậy, trong thời gian tới, vùng ĐBSCL thực sự cần xây dựng giải pháp hữu hiệu để phát triển loại hình DN này. Nghiên cứu này đã chỉ ra trong số 08 nhân tố được đưa vào phân tích đã có 05 nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNDLNVV bao gồm: Cơ sở hạ tầng hạ tầng; Vốn nhân lực; Nhận thức của chính quyền địa phương; Chính sách xúc tiến thương mại và trình độ khoa học công nghệ. Trong đó: Trình độ khoa học công nghệ; Cơ sở hạ tầng hạ tầng và vốn nhân lực là 03 yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất.
- Ấn phẩmPhân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại các tỉnh phía đông vùng đồng bằng Sông Cửu Long(Học viện Tài chính, 2024) Đỗ Ngọc Hảo ThSDu lịch cộng đồng (DLCĐ) được hình thành ở các tỉnh phía Đông vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang góp phần mang lại thu nhập, tạo việc làm, thúc đẩy lan tỏa phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống xã hội. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển DLCĐ vẫn gặp nhiều khó khăn do chưa được đầu tư đúng mức cũng như khai thác có hiệu quả. Do vậy, việc phát triển DLCĐ vùng ĐBSCL cần chiến lược đầu tư đúng mức và dài hạn. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 398 cán bộ quản lý từ chính quyền địa phương và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLCĐ các tỉnh phía Đông vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Kết quả cho thấy, trong số 05 nhân tố: Kết cấu hạ tầng; Chính sách quảng bá sản phẩm DLCĐ; Nhận thức của chính quyền địa phương; Tài nguyên thiên nhiên và Trình độ người lao động thì 03 yếu tố Chính sách quảng bá sản phẩm DLCĐ; Kết cấu hạ tầng và trình độ người lao động có ảnh hưởng mạnh nhất.
- Ấn phẩmPhát triển giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp tạo nguồn nhân lực cho xây dựng thành phố thông minh ở Bình Dương(Học viện Tài chính, 2024) Phạm Thị Hải Yến ThSKiên trì mục tiêu phát triển thành phố thông minh trong gần một thập kỷ qua, Bình Dương đã gặt hái nhiều “quả ngọt” tiêu biểu, đặc biệt, Thành phố đã đặt con người là trọng tâm phát triển trong xây dựng Thành phố thông minh là hướng đi đúng đắn. Bình Dương phải có thế mạnh cạnh tranh đứng đầu cả nước về nguồn nhân lực chất lượng cao, bởi nếu chỉ dựa vào nhân lực thấp, nguồn lực lao động phổ thông thì rất khó để thúc đẩy phát triển bền vững. Do đó, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp là một trong những giải pháp hiệu quả để tạo nguồn nhân lực phục vụ xây dựng và phát triển thành phố thông minh của Bình Dương.
- Ấn phẩmPhát triển kinh tế tuần hoàn ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Đặng Công Hùng TSNghiên cứu này phân tích kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn ở một số quốc gia hiện nay và rút ra bài học cho Việt Nam nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững trong thời gian tới
- Ấn phẩmTriển vọng cho tài chính nhúng (Embedded Finance) trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Phan Trần Trung Dũng PGS.TS; Nguyễn Thị Thanh Tâm ThSTài chính nhúng đang trở thành một yếu tố then chốt trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Bằng cách tích hợp các dịch vụ tài chính trực tiếp vào các ứng dụng và nền tảng phi tài chính, tài chính nhúng giúp tiếp cận rộng rãi hơn đối với các dịch vụ tài chính, đặc biệt là đối với những người chưa có tài khoản ngân hàng hoặc ít tiếp cận với các dịch vụ tài chính truyền thống. Việc sử dụng các ví điện tử như MoMo, ZaloPay trong các ứng dụng hàng ngày không chỉ đơn giản hóa quá trình thanh toán mà còn cung cấp các dịch vụ tài chính như cho vay tiêu dùng, bảo hiểm và tiết kiệm. Điều này giúp mở rộng phạm vi tiếp cận dịch vụ tài chính, giảm chi phí giao dịch và tăng cường khả năng tham gia vào nền kinh tế số. Bài viết làm rõ khái niệm tài chính nhúng, các hình thức triển khai và những lợi ích mà nó mang lại, bao gồm sự tiện lợi cho người dùng, tạo ra nguồn doanh thu mới cho các doanh nghiệp phi tài chính và hỗ trợ tài chính toàn diện. Tài chính nhúng được nhận định là một yếu tố quan trọng trong việc phá vỡ các rào cản tiếp cận dịch vụ tài chính, đặc biệt ở các khu vực xa xôi hoặc đối với những người có thu nhập thấp. Để khai thác tối đa tiềm năng, cần giải quyết các thách thức về bảo mật, pháp lý và đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật cũng như giáo dục tài chính cho các vùng nông thôn và nhóm yếu thế. Sự phát triển nhanh chóng của tài chính nhúng tại Việt Nam, được thúc đẩy bởi lĩnh vực f intech và việc áp dụng các giải pháp thanh toán kỹ thuật số, đang góp phần quan trọng vào việc nâng cao tài chính toàn diện, đồng thời hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội bền vững.
- Ấn phẩmVấn đề phát triển nông nghiệp xanh của Việt Nam - Thực trạng và một số khuyến nghị(Học viện Tài chính, 2024) Khuất Thị Bình ThSNông nghiệp không chỉ là lợi thế so sánh, là nguồn lực quan trọng của quốc gia, mà còn là lựa chọn rất quan trọng và cần thiết, nếu chúng ta muốn đất nước sớm “cất cánh” thì các ngành, nghề, lĩnh vực khác phát triển như thế nào đều cần và phải xoay quanh cái “trục” mang tính quyết định này, đó là nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả sẽ khái quát thực trạng phát triển nông nghiệp của Việt Nam thời gian qua, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.