09. Tạp chí
Duyệt 09. Tạp chí theo Topic "Phân tích tài chính"
- Ấn phẩmẢnh hưởng của phát triển tài chính đến ô nhiễm môi trường - Góc độ lý thuyết(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Đặng Hải Yến; Lưu Thu Quang; Lê Văn SơnMục đích của bài viết là hệ thống lý thuyết liên quan đến phát triển tài chính và ô nhiễm môi trường. Bằng phương pháp tổng hợp, bài viết trình bày khái niệm, vai trò và các kênh thông qua đó phát triển tài chính tác động đến ô nhiễm môi trường. Đồng thời, bài viết tổng hợp nghiên cứu thực nghiệm làm rõ tác động của phát triển tài chính đến ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số chính sách nhằm cải thiện chất lượng môi trường trong thời gian tới
- Ấn phẩmKinh nghiệm quốc tế về sử dụng hiệu quả vốn oda và đề xuất chính sách cho Việt Nam(2022) Nguyễn Quốc Khánh ThSNguồn vốn ODA là một trong những nguồn vốn quan trọng bổ sung nguồn tài chính cho các chính phủ trong quá trình phát triển kinh tế. Các quốc gia thu nhập thấp và trung bình thấp thường có xu hướng phụ thuộc vào các khoản vốn vay viện trợ với thời hạn vay kéo dài 25-40 năm và mức lãi suất cam kết ở mức thấp, tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và chuyển giao công nghệ. ODA hỗ trợ các quốc gia tạo ra môi trường đầu tư tốt hơn, cải thiện thể chế tăng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các nước phát triển cung cấp ODA có thể đạt được những lợi ích về kinh tế - chính trị đặc thù, nâng cao vị thế của họ trên trường quốc tế. Theo đó, cung và cầu ODA ngày càng tăng, lượng vốn ODA được chuyển đến các nước nghèo và kém phát triển có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm của 5 quốc gia đã sử dụng thành công nguồn vốn ODA, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị cho Việt Nam về sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA trong điều kiện hiện nay.
- Ấn phẩmKinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 và giải pháp hoàn thành mục tiêu cả năm(Học viện Tài chính, 2024) Ngô Thế Chi GS.TS; Ngô Thị Minh TSSáu tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế, chính trị Thế giới có nhiều diễn biến phức tạp; kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức; cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia ngày càng gay gắt; gia tăng căng thẳng địa chính trị; chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, xung đột quân sự Nga- Ukraina chưa có hồi kết, thậm chí ngày càng gia tăng. Song, kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi và phát triển khả quan. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích tình hình phát triển kinh tế sáu tháng đầu năm 2024 và đề xuất giải pháp hoàn thành mục tiêu của cả năm 2024.
- Ấn phẩmNghiên cứu tác động của giá vàng đến thị trường chứng khoán Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Thanh Huyền TSThị trường vàng Việt Nam trong thời gian gần đây liên tục chứng kiến những đợt tăng giá mạnh, khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang lo lắng. Liệu sự biến động này có ảnh hưởng gì đến thị trường chứng khoán hay không? Bài viết sử dụng hàm hồi quy tuyến tính để nghiên cứu tác động của giá vàng trong nước đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong 10 năm với dữ liệu lấy theo tháng từ tháng 8/2014 đến tháng 8/2024. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá vàng trong nước có tác động ngược chiều đến chỉ số giá chứng khoán VN-Index. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam trong thời gian tới.
- Ấn phẩmNghiên cứu về mức độ minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Đặng Thị Hồng Hà TS; Vũ Thị Thanh Bình TS; Đậu Hoàng Hưng TS; Phạm Thu Huyền TS; Vương Thị Tuyên ThSBáo cáo tài chính là một công cụ quan trọng cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh và vị thế tài chính của doanh nghiệp để giúp người sử dụng có quyết định kinh doanh chính xác. Hệ thống pháp luật về kế toán, thuế và pháp luật liên quan sẽ giúp cho sự minh bạch thông tin tài chính trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ được gia tăng. Mỗi quốc gia đều có những quy định về công bố thông tin nhằm đảm bảo mức độ minh bạch thông tin và làm giảm sự bất cân xứng thông tin. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ 200 doanh nghiệp niêm yết trong 5 năm từ 2018 đến 2022 để thực hiện phân tích thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, sự minh bạch thông tin thể hiện trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau là khác nhau, trong đó, các lĩnh vực như xây dựng và bất động sản, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, khai khoáng và năng lượng có giá trị thể hiện tính minh bạch thông tin thấp hơn các lĩnh vực kinh doanh khác. Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện rõ rằng từ năm 2021, sau giai đoạn Covid-19, các doanh nghiệp thực hiện các hành vi điều chỉnh lợi nhuận nhiều hơn dẫn đến tính minh bạch thông tin cần được các nhà đầu tư và phân tích chú ý hơn để có thể ra các quyết định kinh doanh tốt.
- Ấn phẩmPhát triển kinh tế trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Bùi Ngọc Quỵnh PGS.TS; Trịnh Xuân Việt TS; Đậu Vĩnh Phúc TS; Bùi Tiến Phúc TSNgày nay, các tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã thực sự trở thành nền tảng, làm thay đổi vô cùng nhanh, mạnh, sâu mọi khâu của quá trình phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới. Điều đó cho thấy, Việt Nam muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế cũng phải lấy tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo làm nền tảng. Đây là vấn đề đã được thực hiện thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam có thể tham khảo, học hỏi để rút ra bài học cho mình trong đẩy mạnh phát triển kinh tế trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
- Ấn phẩmTăng trưởng tiềm năng của Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Thúy Quỳnh ThSMặc dù được xem là chìa khóa của sự phát triển kinh tế dài hạn, nhìn chung, khái niệm “tăng trưởng tiềm năng” vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng nói một cách dễ hình dung, thì tăng trưởng tiềm năng là “sản lượng bền vững tối đa của nền kinh tế”. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong cả trung và dài hạn. Bất kỳ phân tích có liên quan đến diễn biến theo chu kỳ, triển vọng tăng trưởng trung hạn hoặc quan điểm của các chính sách tài chính và tiền tệ đều được xác định dựa trên giả định liên quan đến tốc độ tăng trưởng tiềm năng. Việc sử dụng rộng rãi như vậy trong lĩnh vực chính sách hầu như không có gì ngạc nhiên vì tăng trưởng tiềm năng là chỉ số tổng hợp tốt nhất về năng lực tổng cung của một nền kinh tế nhằm hướng đến tăng trưởng bền vững. Bài viết thực hiện ước lượng tăng trưởng tiềm năng của Việt Nam để có thể đưa ra những đánh giá đối với tăng trưởng của Việt Nam, trong giai đoạn 2000-2023.
- Ấn phẩmTrao đổi về phân tích tình hình tăng trưởng tài chính của tập đoàn kinh tế(2022) Nguyễn Trọng Thản PGS.TS; Phạm Thị Quyên TSTăng trưởng tài chính của tập đoàn kinh tế (TĐKT) là sự tăng trưởng các chỉ tiêu tài chính của tập đoàn. Khi phân tích tình hình tăng trưởng tài chính của tập đoàn, nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu tăng trưởng tài chính chủ yếu như: Tăng trưởng về tài sản, tăng trưởng về vốn chủ sở hữu, tăng trưởng về thu nhập, tăng trưởng về lợi nhuận, tăng trưởng nguồn lực tài chính nội sinh (gọi là tăng trưởng bền vững). Trong đó, các chỉ tiêu tăng trưởng tài chính chủ yếu đều có mối quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng bền vững của TĐKT. Để đạt được mục tiêu tối đa hóa khả năng tăng trưởng bền vững đòi hỏi các TĐKT cần tiến hành phân tích sự tác động của các nhân tố đến tăng trưởng bền vững để có các quyết định quản trị phù hợp trong từng điều kiện cụ thể.
- Ấn phẩmTrao đổi về việc xây dựng ma trận tích hợp mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo chuyên ngành phân tích tài chính(2022) Nghiêm Thị Thà PGS.TSXây dựng và hoàn thiện ma trận tích hợp mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo và chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo đại học là nhiệm vụ của mỗi cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số hiện nay, Học viện Tài chính và chuyên ngành Phân tích Tài chính không đứng ngoài xu thế này. Ma trận tích hợp mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo và chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo đại học của từng chuyên ngành phân tích, ngành Tài chính - Ngân hàng sẽ giúp Học viện Tài chính, ngành Tài chính - Ngân hàng, chuyên ngành phân tích tài chính chuẩn hóa, liên kết và công khai: mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, chuẩn đầu ra theo thông lệ quốc tế, tạo tiền đề cho quá trình chuyển đổi số và đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi, yêu cầu, mong muốn và giám sát của 2 nhóm chủ thể chính tham gia vào quá trình giáo dục đại học: Người dạy (Nhà trường, nhà nước, nhà sử dụng lao động) và người học (sinh viên và gia đình họ). Đây là chủ đề tác giả muốn trao đổi trong bài viết này.
- Ấn phẩmỨng dụng mô hình ardl trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư tại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Thị Hiên ThS; Lê Mai Trang TS; Trần Thị Khánh Linh; Nguyễn Thị Nguyệt; Phí Thị Lữ; Bùi Thị Linh Chi; Bùi Thị Minh Nguyệt ThSNghiên cứu phân tích tác động của các yếu tố vĩ mô đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam dựa trên bộ dữ liệu thu thập trong giai đoạn 2012 - 2022. Nghiên cứu sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag - ARDL) kết hợp với phương pháp kiểm định đường bao (Bound test) làm cơ sở xác định tác động dài hạn, sau đó dùng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) để phân tích tác động ngắn hạn, tiếp đến kiểm định độ phù hợp và xử lý các vi phạm có thể gặp phải của mô hình. Kết quả phân tích cho thấy lạm phát và lãi suất có tác động tiêu cực đến quyết định và cơ hội đầu tư tại Việt Nam trong cả ngắn hạn và dài hạn.
- Ấn phẩmXu hướng tích hợp các dịch vụ tài chính - Nhìn từ góc độ thể chế pháp lý và những vấn đề đặt ra(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Văn Hiệu PGS.TSTrong những năm gần đây, xu hướng tích hợp các dịch vụ tài chính đã trở nên phổ biến và đang thay đổi cách thức mà chúng ta tương tác với các dịch vụ ngân hàng và tài chính. Đây là một phần của quá trình chuyển đổi số mà các tổ chức tài chính đang thực hiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong thời đại công nghệ số. Tích hợp dịch vụ tài chính không chỉ giúp tạo ra sự thuận tiện cho người tiêu dùng mà còn mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp để phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới. Các ngân hàng và công ty tài chính đang tìm cách để tích hợp nhiều dịch vụ hơn vào một nền tảng duy nhất, từ việc thanh toán trực tuyến đến quản lý tài chính cá nhân và đầu tư… Việc tích hợp các dịch vụ tài chính trong ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm đã diễn ra một cách tự nhiên trong nhiều thập kỷ gần đây. Nó bắt đầu bằng việc hợp nhất các hoạt động chuyên biệt trong một tổ chức duy nhất nhằm để gia tăng sức mạnh thị trường và tận dụng cơ hội bán chéo sản phẩm hoặc bán sản phẩm theo gói. Sự tích hợp này chủ yếu diễn ra dưới góc độ cấu trúc thể chế. Càng về sau, sự tích hợp dịch vụ và sản phẩm càng ngày càng sâu và rộng hơn được hỗ trợ bởi sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ (Fintech). Bài viết này hệ thống hoá và làm rõ các mô hình tích hợp dịch vụ tài chính diễn ra ở giai đoạn đầu (tích hợp cấu trúc thể chế) làm nền tảng cho quá trình tích hợp sản phẩm và dịch vụ ở mức độ cao hơn (sẽ được đề cập trong một dịp khác). Bài viết được kết cấu thành 2 phần: khái niệm và các mức độ tích hợp các dịch vụ tài chính; Những lợi ích tiềm năng, thách thức và những rủi ro tiềm ẩn của xu hướng tích hợp các dịch vụ tài chính.