09. Tạp chí
Duyệt 09. Tạp chí theo Topic "Quản lý tài chính công"
- Ấn phẩmẢnh hưởng của giám sát tài chính đến tính minh bạch của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Hoàng Thanh Hạnh PGS.TS; Lê Thị Minh Phượng ThSMục đích của bài viết này là đề xuất mô hình nghiên cứu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của giám sát tài chính bởi cơ quan đại diện chủ sở hữu và Cơ quan tài chính tới tính minh bạch của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tại Việt Nam, trên cơ sở phân tích ý nghĩa của việc đánh giá ảnh hưởng của giám sát tài chính đối với tính minh bạch của DNNN tại Việt Nam
- Ấn phẩmBàn về chi ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng(2022) Phạm Thị Lan Anh ThS.Đại dịch không chỉ làm đảo lộn cuộc sống của mọi người, mà còn khiên cho các quốc gia đối mặt với những vấn đề bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội. Lúc này, mỗi quốc gia đều thấy vai trò của y tế và y tế dự phòng (YTDP) là hết sức quan trọng. Và Viêt Nam cũng là Quốc gia không nằm ngoài vấn đề này. Bài viết này sẽ đề cập tới một số hạn chế trong chi ngân sách nhà nước (NSNN) cho YTDP và khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả chi NSNN cho YTDP nói riêng và chi NSNN cho y tế nói chung.
- Ấn phẩmCác nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn oda các chương trình, dự án thuộc bộ giáo dục và đào tạo(2022) Nguyễn Hải Hưng ThSThu hút, quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đặc biệt là quản lý nguồn vốn ODA các chương trình, dự án cần phải được quan tâm đặc biệt. Với đặc điểm đặc thù riêng có của ngành, nên việc quản lý vốn ODA các chương trình, dự án sử dụng thuộc Bộ GDĐT cũng có những nét riêng và chịu ảnh hưởng của những nhân tố khác biệt. Để có giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý, bài viết tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý vốn ODA các chương trình, dự án sử dụng thuộc Bộ GDĐT.
- Ấn phẩmCác nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các trường phổ thông công lập thành phố Hà Nội(2022) Hoàng Hữu Sơn ThS; Nguyễn Mạnh Thiều PGS.TS; Ngô Thanh Hoàng PGS.TSMục đích của nghiên cứu này là để kiểm tra các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các trường trung học phổ thông công lập của Thành phố Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để phân tích dữ liệu thu thập được thông qua một cuộc khảo sát với các biến quan sát được đo lường bởi thang đo Likert 5. Kết quả của nghiên cứugóp phần hình thành khung lý thuyết về các yếu tố chính quyết định mức độ tự chủ tài chính của các trường phổ thông, đặc biệt là nghiên cứu trong bối cảnh khu vực công ở Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu cũngbổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các trường phổ thông công lập của Thành phố Hà Nội bao gồm: các quy định và những hỗ trợ của chính quyền địa phương, năng lực của người đứng đầu nhà trường và các đặc điểm về cơ sở vật chất của các nhà trường.
- Ấn phẩmCác nhân tố ảnh hưởng tới mức độ sử dụng dịch vụ y tế tại khu vực nông thôn Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Bùi Thị Minh Nguyệt ThS; Nguyễn Thị Tuyết ThSNghiên cứu này dựa trên mô hình lý thuyết hành vi của Andersen để xác định các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế của người dân ở khu vực nông thôn Việt Nam. Bằng việc áp dụng phương pháp hồi quy Poisson cho dữ liệu về chăm sóc sức khỏe được trích dẫn từ bộ dữ liệu VHLSS 2018, nghiên cứu đã chỉ ra được các nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới mức độ sử dụng dịch vụ y tế bao gồm bảo hiểm y tế, thu nhập, tình trạng nghèo, trình độ học vấn, điều kiện sống, giới tính, tuổi và tình trạng sức khỏe. Trong đó, bảo hiểm y tế được đánh giá có tác động tích cực, đặc biệt là đối với người nghèo và người cận nghèo. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị cho các cơ quan liên quan.
- Ấn phẩmCác yếu tố quản lý công, pci hay papi?(2022) Nguyễn Minh Phương ThSVới mỗi nền kinh tế, quản lý công là hoạt động không thể thiếu và luôn giữ vai trò tối quan trọng, quyết định sự thịnh vượng của nền kinh tế cũng như là chỗ dựa cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Vì vậy, nhiều nghiên cứu về lĩnh vực quản lý công đã được tiến hành nhằm tìm ra các đặc điểm, đánh giá mức độ hiệu quả cũng như ảnh hưởng của khu vực quản lý chuyên biệt này với các chủ thể trong nền kinh tế. Hiện tại ở Việt Nam, có 2 chỉ số cùng đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI). Hai chỉ số này có những điểm tương đồng và những điểm khác biệt. Bài viết này trình bày các lý thuyết về quản lý công và cách thức các chỉ số phản ánh các yếu tố quản lý công, qua đó so sánh hai chỉ số.
- Ấn phẩmChi đầu tư từ ngân sách nhà nước vào giao thông xanh, nông nghiệp bền vững và công nghệ xanh tại một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Minh Phúc TSTrong bối cảnh hiện nay, ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại toàn cầu. Để giải quyết tình trạng này, việc áp dụng chính sách chi đầu tư vào giao thông xanh, nông nghiệp bền vững và công nghệ xanh từ phía chính phủ tại các quốc gia là những giải pháp tiềm năng. Những chính sách này không chỉ giúp giảm ô nhiễm môi trường mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững. Bài báo này tập trung vào tìm hiểu và phân tích một số giải pháp chi ngân sách đầu tư vào các lĩnh vực trên tại một số quốc gia nhằm đề xuất các hàm ý chính sách cho Việt Nam trong việc chi ngân sách hướng đến bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế bền vững. Các hàm ý chính sách này bao gồm thúc đẩy giao thông vận tải công cộng và xanh, hỗ trợ nông nghiệp bền vững, và đầu tư vào nghiên cứu phát triển công nghệ xanh.
- Ấn phẩmChi đầu tư vào năng lượng tái tạo: Giải pháp giảm ô nhiễm môi trường(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Thị Mỹ Linh PGS.TSMục tiêu của bài nghiên cứu này nhằm làm rõ vai trò của đầu tư vào năng lượng tái tạo, hướng đến mục tiêu giảm thiểu các ô nhiễm môi trường. Thực tế rất nhiều quốc gia đã áp dụng giải pháp chi đầu tư vào năng lượng tái tạo, đặc biệt là vai trò chủ đạo của nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước rất quan trọng cho Việt Nam trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cũng như cải thiện môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững. Bài nghiên cứu đã tìm hiểu và phân tích chi đầu tư vào năng lượng tái tạo ở một số quốc gia tiên phong như Đức, Mỹ, Thụy Điển, Nhật Bản và Trung Quốc, từ đó đề xuất các hàm ý cho Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khuyến nghị Việt Nam tập trung vào đầu tư khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo và tăng cường hiệu suất năng lượng, đầu tư xây dựng hệ thống phân loại và xử lý chất thải hiệu quả, trong đó, vai trò của Chính phủ đặc biệt quan trọng trong định hướng chiến lược, cân đối nguồn chi đầu tư từ ngân sách Nhà nước cũng như có chính sách phù hợp ưu đãi nhà đầu tư trong lĩnh vực này.
- Ấn phẩmChính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam(2022) Hà Minh Sơn PGS.TS; Vũ Bảo Quế Anh; Đỗ Nguyễn Mai Trang; Nguyễn Hồng NgọcTrong bài viết này nhóm tác giả trình bày các vấn đề liên quan đến nghèo, giảm nghèo, chính sách giảm nghèo bền vững. Từ đó tổng kết thực tế chính sách giảm nghèo bền vững của Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân, đề xuất một số giải pháp để thực hiện giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 tầm nhìn 2030 và mục tiêu phát triển bền vững của thế giới giai đoạn 2015 - 2030.
- Ấn phẩmChính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp trong đại dịch covid-19(2022) Chu Đức Lam ThSTrong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam và thế giới tiếp tục chịu tác động nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ là khá hợp lý, chủ trương chính sách là đúng đắn nhưng hiệu quả thực thi chính sách chưa thực sự suôn sẻ. Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng chính sách hỗ trợ của chính phủ dành cho doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh Covid-19 và kiến nghị một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam vượt qua đại dịch.
- Ấn phẩmĐánh giá công tác phòng, chống thiên tai tại tỉnh nghệ an theo bộ chỉ số đánh giá của ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Văn Phương ThSViệt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng và chịu tác động khá nặng nề của biến đổi khí hậu. Các hiểm họa, thiên tai liên quan đến khí hậu như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất có tần suất ngày càng gia tăng. Những kỷ lục mới vẫn được thiết lập mỗi năm. Để có cơ sở đánh giá công tác phòng, chống thiên tai tại các tỉnh, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã xây dựng và ban hành Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và kế hoạch thực hiện giai đoạn từ 2021-2025. Bài viết nghiên cứu về đánh giá thực tế công tác phòng, chống thiên tai theo bộ chỉ số được ban hành trên địa bàn tỉnh Nghệ An để thấy được những ưu điểm, những tồn tại hạn chế và rút ra những bài học cho các năm tiếp theo.
- Ấn phẩmĐầu tư công với kinh tế tư nhân ở Việt Nam(2022) Nguyễn Thị Lan TS; Bùi Tiến Hanh TSĐầu tư công có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam là động lực cho tăng trưởng và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Một trong những vai trò trọng tâm của đầu tư công đó chính là thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Thông qua đầu tư công, chính phủ có thể thực hiện nhiệm vụ điều tiết kinh tế vĩ mô, nâng đỡ và tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng kĩ thuật cho sự phát triển của các ngành kinh tế tư nhân. Đặc biệt, trong giai đoạn kinh tế suy thoái do đại dịch Covid-19, đầu tư công đang là công cụ mà nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam ưu tiên sử dụng để tạo ra động lực giúp kinh tế tư nhân phục hồi sau thời kì suy thoái. Bài viết Bài viết tập trung phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa đầu tư công với kinh tế tư nhân.
- Ấn phẩmĐo lường phân cấp tài khóa: Lược khảo phương pháp và hàm ý thực tiễn(Học viện Tài chính, 2024) Trương Thị Hòa TSPhân cấp tài khóa là một khía cạnh quan trọng trong tài chính công. Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang thực thi chính sách này với nhiều mức độ khác nhau. Các nghiên cứu tập trung vào chính sách tài khóa cho thấy chính sách này có tác động cả tích cực lẫn tiêu cực tới nhiều khía cạnh kinh tế - xã hội của các quốc gia. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cũng chỉ ra các rào cản trong đo lường phân cấp tài khóa là một trong những lý do dẫn tới việc đánh giá chưa chính xác mức độ cũng như ảnh hưởng của chính sách này. Đứng trước vấn đề đó, bài nghiên cứu này tập trung vào việc lược khảo các phương pháp đo lường chính sách tài khóa phổ biến nhằm đề ra các hàm ý thực tiễn cho bối cảnh tại Việt Nam
- Ấn phẩmGiải pháp tăng cường nguồn thu từ đất ở Việt Nam theo cơ chế thị trường(2022) Ngô Thế Chi GS.TSĐất đai là nguồn tài nguyên, tài sản quan trọng của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống. Trong cơ chế thị trường, quản lý kinh tế đất được coi là vấn đề trọng tâm của quản lý Nhà nước về đất đai nhằm đảm bảo nguồn tài nguyên đất thực sự trở thành động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo hài hòa về lợi ích, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN). Bài viết phân tích các giải pháp tăng cường nguồn thu từ đất ở Việt Nam theo cơ chế thị trường.
- Ấn phẩmGiải pháp triển khai đánh giá, xếp hạng rủi ro đối với đơn vị sử dụng ngân sách trong quá trình giao dịch với kho bạc nhà nước(Học viện Tài chính, 2024) Hoàng Thị Thu Khanh ThSThực hiện Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 455/QĐ-TTg ngày 13/4/2022, theo đó, Kho bạc Nhà nước xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2025 “hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo hướng kiểm soát theo rủi ro” và “đến năm 2030, hoàn thành xây dựng kho bạc số”. Điều này đặt ra thách thức lớn trong quá trình hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo hướng kiểm soát theo rủi ro, đổi mới phương thức kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong điều kiện hình thành Kho bạc số. Bài viết sẽ phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề này, từ đó đưa ra định hướng và một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy triển khai đánh giá, xếp hạng rủi ro đơn vị sử dụng ngân sách trong quá trình giao dịch với Kho bạc Nhà nước, từng bước hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo hướng kiểm soát theo rủi ro trong thời gian tới
- Ấn phẩmHoàn thiện chính sách tài chính hướng tới an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam(2022) Lê Thu Huyền TSVới một quốc gia đang phát triển, vay nợ nước ngoài được nhìn nhận như một công cụ hữu hiệu giúp giải quyết các hạn chế tiết kiệm quốc gia cho đầu tư phát triển của nền kinh tế. Với việc quản lý hiệu quả vay nợ nước ngoài đã đưa Việt Nam từ một nước nghèo vay nợ nhiều, đã trở thành một nước được các tổ chức quốc tế đánh giá là có mức nợ nước ngoài bền vững, trong tầm kiểm soát và không nằm trong nhóm bị gánh nặng về nợ. Tuy nhiên, đứng trước những thách thức của tình hình vay nợ nước ngoài mới khi mà Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp, khuôn khổ chính sách cần phải được hoàn thiện để phù hợp hơn với tính năng động của công tác vay nợ trong tình hình mới.
- Ấn phẩmHoàn thiện quy trình quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Thị Lan Anh TS; Đặng Quỳnh Trinh TSQuản lý tài chính (QLTC) trong các bệnh viện (BV) công lập (BVCL) ở Việt Nam gồm việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách; Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí; Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế; Thực hiện chính sách ưu đãi và đảm bảo công bằng về khám, chữa bệnh cho các đối tượng ưu đãi xã hội và người nghèo. Bài viết đề cập đến các giải pháp nâng cao QLTC trong các BVCL, điển hình tại các BVCL trực thuộc Sở Y tế (SYT) tỉnh Thái Nguyên (TN) trong quy trình về QLTC
- Ấn phẩmKiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên nền tảng kho bạc số: Thực trạng và giải pháp(Học viện Tài chính, 2024) Hoàng Thị Thu Khanh ThsChiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 455/QĐ-TTg ngày 13/4/2022. Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 “hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo hướng kiểm soát theo rủi ro” và “đến năm 2030, hoàn thành xây dựng kho bạc số”. Bài viết đánh giá thực trạng kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nhà nước qua KBNN, đặc biệt thực trạng sẽ nêu nổi bật được lên những điểm mới hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên qua KBNN quy định tại Thông tư số 17/2024/TT-BTC hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước có hiệu lực từ ngày 01/05/2024. Nghiên cứu cũng đưa ra hệ thống những giải pháp kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua KBNN trên nền tảng Kho bạc số
- Ấn phẩmKinh nghiệm quản lý đầu tư công ở một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam(2022) Trịnh Huy Hoàng ThSNền kinh tế của Việt Nam đang lấy lại đà phục hồi mạnh mẽ khi bước vào năm 2022 - năm có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Trong tiến trình ấy, đầu tư công đang tiếp tục đóng vai chủ chốt, dẫn dắt tăng trưởng nguồn vốn đầu tư xã hội và là "cú hích" cho phục hồi kinh tế. Đầu tư chính là công cụ giúp các thành phần kinh tế phục hồi và là động lực cho tăng trưởng; đồng thời vừa kích cầu, vừa tạo công ăn việc làm và tạo nên kết cấu hạ tầng phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, tùy vào mức độ phát triển và thể chế, vai trò, lĩnh vực đầu tư công của các nước được điều chỉnh và quản lý bởi các chính sách khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đầu tư công của một số quốc gia trên thế thới, tác giả sẽ rút ra những bài học và một vài hàm ý chính sách nhằm giúp Việt Nam nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công trong giai đoạn hiện nay.
- Ấn phẩmKinh nghiệm quản lý đầu tư công ở một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam(2022) Trịnh Huy Hoàng ThSNền kinh tế của Việt Nam đang lấy lại đà phục hồi mạnh mẽ khi bước vào năm 2022 - năm có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Trong tiến trình ấy, đầu tư công đang tiếp tục đóng vai chủ chốt, dẫn dắt tăng trưởng nguồn vốn đầu tư xã hội và là “cú hích” cho phục hồi kinh tế. Đầu tư chính là công cụ giúp các thành phần kinh tế phục hồi và là động lực cho tăng trưởng; đồng thời vừa kích cầu, vừa tạo công ăn việc làm và tạo nên kết cấu hạ tầng phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, tùy vào mức độ phát triển và thể chế, vai trò, lĩnh vực đầu tư công của các nước được điều chỉnh và quản lý bởi các chính sách khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đầu tư công của một số quốc gia trên thế thới, tác giả sẽ rút ra những bài học và một vài hàm ý chính sách nhằm giúp Việt Nam nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công trong giai đoạn hiện nay.
- Ấn phẩmKinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển hạ tầng số cho nền kinh tế số của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Võ Mai Trang ThSBài viết này tập trung phân tích và đánh giá kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển hạ tầng số cho nền kinh tế số của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, nhằm gợi ý một số cơ chế chính sách, góp phần đưa hạ tầng số của Việt Nam phát triển cùng nhịp với các nước phát triển trên thế giới, trở thành động lực phát triển nền kinh tế số
- Ấn phẩmKỳ 2 tháng 5 (số 264) Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Vai trò điều tiết của vốn sở hữu nhà nước(Học viện Tài chính, 2024) Lê Thị Bảo Như TS; Nguyễn Ngọc Huyền Trân ThS; Hà Hoàng Như ThSBài báo tìm hiểu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời, xét vai trò điều tiết của vốn sở hữu nhà nước đến mối quan hệ này. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng và ước lượng bình phương bé nhất tổng quát (FGLS) từ 652 công ty niêm yết giai đoạn 2018-2022, kết quả cho thấy đòn bẩy tài chính ảnh hưởng nghịch chiều đến hiệu quả hoạt động, vốn chủ sở hữu nhà nước có tác động dương đến mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, các biến như Mức độ tăng trưởng của công ty có ảnh hưởng cùng chiều và Vốn lưu động có ảnh hưởng nghịch chiều đến hiệu quả hoạt động. Tổng sản phẩm quốc nội và Lạm phát hầu như không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty.
- Ấn phẩmLập dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện(Học viện Tài chính, 2024) Hoàng Lệ Dung ThSHà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị, khoa học kỹ thuật, trung tâm kinh tế của cả nước. Chi thường xuyên ngân sách địa phương (NSĐP) hàng năm của thành phố Hà Nội là rất lớn. Vì vậy, một trong những yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với thành phố Hà Nội là phải tiếp tục hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSĐP nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách được phân bổ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Bài viết tóm tắt thực trạng quản lý chi thường xuyên NSĐP Thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra một vài khuyến nghị hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSĐP thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
- Ấn phẩmLương Quang Hiển TS(2022) Lương Quang Hiển TSNợ công là công cụ tài khóa góp phần điều chỉnh các cân đối lớn giữa tiêu dùng (C) - tích lũy (S) - đầu tư (I), điều chỉnh tổng cung - tổng cầu, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng... Việc vay nợ của khu vực công trở thành phổ biến không chỉ ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam mà ở cả những quốc gia phát triển như Mỹ, Đức; không chỉ ở các quốc gia với tiềm lực tài chính mỏng mà còn ở các quốc gia có dự trữ tài chính hàng đầu thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc... Từ thực tế tình trạng nợ công trên thế giới, bài viết khuyến cáo chính sách, rút ra một số bài học cho Việt Nam hiện nay.