Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản
Duyệt Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản theo Topic "Đầu tư tài chính"
- Ấn phẩmĐầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Võ Thị Vân Khánh PGS.TSĐầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hình thức thâm nhập thị trường phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Thực tiễn thế giới đã chứng minh, một quốc gia có dòng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài càng mạnh thì càng có nhiều khả năng mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, tăng việc làm và tăng động lực phát triển kinh tế đất nước; đồng thời, tăng cường khoa học công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và trình độ tiếp thị với các nước trong khu vực và trên thế giới… Bài viết tập trung phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đề xuất một số khuyến nghị thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.
- Ấn phẩmMột số giải pháp nhằm phát huy vai trò của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh(Học viện Tài chính, 2024) Hà Thái Sơn ThSDoanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (DN FDI) được xem là một trong những điểm sáng đóng góp vào sự phát triển đồng bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Sự tham gia của DN FDI đã từng bước hoàn thiện cấu trúc kinh tế và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, gia tăng giá trị xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, tăng thu ngân sách cho tỉnh Bắc Ninh. Bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của các DN FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
- Ấn phẩmSử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (ahp) đánh giá hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững trong các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Thị Thùy Dung TS; Đinh Trọng Hùng TSVấn đề khan hiếm tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm chất thải xây dựng đang là vấn đề lớn của nhiều quốc gia. Kinh tế tuần hoàn được xem như một giải pháp để giảm lượng tài nguyên tiêu thụ và giảm ô nhiễm môi trường hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc triển khai áp dụng kinh tế tuần hoàn vào các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế, đặc biệt do vấn đề chi phí. Nghiên cứu này xây dựng các công thức đánh giá hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (CTGT) đường bộ hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) được sử dụng để đánh giá trọng số ảnh hưởng tới mức độ tuần hoàn của vòng đời dự án và giả định về việc tuần hoàn hoàn hảo được sử dụng làm căn cứ để đưa ra đánh giá về tính kinh tế khi phát triển các hoạt động hướng tới kinh tế tuần hoàn. Trên cơ sở đó, một số dự án được phân tích để đánh giá tính khả thi áp dụng của mô hình đề xuất.