Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản

998 ấn phẩm có sẵn

Những tài liệu tải lên gần đây

Đang hiển thị 1 - 6 của tổng số 998 kết quả
Hiển thị
  • Ấn phẩm
    Chính sách thu ngân sách nhà nước hướng đến bảo vệ môi trường gắn với tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
    (2023) Nguyễn Minh Phúc TS; Nguyễn Thị Mỹ Linh PGS.TS
    Bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng để đảm bảo tài nguyên tự nhiên, sức khỏe cộng đồng và tiềm năng phát triển kinh tế. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu và phân tích chính sách thu ngân sách tại các quốc gia Hồng Kông, Đan Mạch, Thụy Điển, Singapore, New Zealand... nhằm học hỏi đề xuất một số hàm ý chính sách cho Việt Nam hướng đến bảo vệ môi trường gắn với tăng trưởng kinh tế thông qua chính sách thu ngân sách. Các hàm ý đề xuất bao gồm đánh thuế carbon, hỗ trợ tài chính cho công nghệ xanh, áp dụng phí và giấy phép môi trường. Những hàm ý này có thể khuyến khích sử dụng nguồn lực sạch, công nghệ xanh và các hoạt động gắn với môi trường.
  • Ấn phẩm
    Giải pháp triển khai giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
    (2023) Ngô Thanh Hoàng PGS.TS
    Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của tỉnh Quảng Ninh đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội trong đổi mới phương thức cung ứng dịch vụ sự nghiệp công (SNC). Các cơ hội nhiều và thách thức mới xuất hiện cũng không ít như: các đơn vị SNCL đang ngày càng chịu sự cạnh tranh lớn từ phía các đơn vị cung cấp dịch vụ tư nhân trong khi nguồn kinh phí NSNN cấp cho các đơn vị giảm dần… điều này đặt ra những thách thức lớn trong quá trình đổi mới phương thức cung ứng dịch vụ SNC. Bài báo sẽ phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề này, từ đó đưa ra định hướng và một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy triển khai giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
  • Ấn phẩm
    Quản lý thuế đối với hoạt động kinh tế phi chính thức tại Việt Nam trong điều kiện chuyển đổi số hiện nay
    (2023) Phạm Vũ Hà Thanh TS
    Tại Việt Nam, kinh tế phi chính thức là một bộ phận quan trọng, có đóng góp đáng kể vào giá trị gia tăng và năng suất chung vào nền kinh tế, trong đó các cơ sở kinh doanh thuộc khu vực kinh tế phi chính thức tồn tại và hoạt động ở hầu hết các khu vực địa lý và các cấp quản lý hành chính quốc gia tại địa phương. Bên cạnh những đóng góp vào GDP của cả nước, tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, về dài hạn kinh tế phi chính thức có thể làm thất thu nguồn ngân sách, tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn về kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay, hoạt động kinh doanh của các cá nhân/hộ kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, kéo theo vấn đề quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế phi chính thức là một vấn đề được Chính phủ và cơ quan quản lý thuế đặc biệt quan tâm nhưng còn nhiều hạn chế, cần có giải pháp đồng bộ nhằm truy thu và tránh thất thu ngân sách Nhà nước. Nhận diện những tồn tại và thách thức của nền kinh tế phi chính thức ở nước ta, chuyên đề tập trung trình bày tổng quan về khu vực kinh tế phi chính thức; phân biệt hoạt động kinh tế phi chính thức với hoạt động kinh tế chưa quan sát được; từ đó làm rõ thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động kinh tế phi chính thức tại Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị về chính sách quản lý thuế đối với khu vực này trong điều kiện chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay
  • Ấn phẩm
    Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nông nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
    (Học viện Tài chính, 2025) Trần Quang Phú TS
    Nông nghiệp là một trong ba ngành sản xuất chính của Việt Nam. Người dân sống ở nông thôn chiếm khoảng 60% dân số cả nước, lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm hơn 60% tổng số lao động của cả nước. Tuy nhiên, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 5,5% tổng vốn đầu tư, doanh nghiệp trong nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1,4% tổng số doanh nghiệp của nền kinh tế. Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ là cơ hội để ngành nông nghiệp đối mặt với những thách thức đặt ra trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế. Bài viết phân tích vai trò của việc hoàn thiện thể chế của kinh tế số của đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp nông nghiệp, tác động của kinh tế số đến đổi mới sáng tạo trong kinh doanh nông nghiệp thời gian sắp tới.
  • Ấn phẩm
    Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số: những vấn đề đặt ra
    (2023) Đỗ Thị Huyền TS; Hoàng Thị Hồng Lê TS
    Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và chuyển đổi số đã tạo ra những tác động to lớn theo nhiều cách khác nhau đến doanh nghiệp. Khi thực hiện chuyển đổi số, tất yếu doanh nghiệp phải có những điều chỉnh kiểm soát nội bộ hiện tại để thích ứng với mô hình kinh doanh trong điều kiện mới. Bài viết phân tích những vấn đề đặt ra đối với kiểm soát nội bộ trong bối cảnh chuyển đổi số. Kết quả cho thấy, để tận dụng được tối đa những cơ hội do chuyển đổi số đem lại, năm thành phần của kiểm soát nội bộ là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát của doanh nghiệp cần phải đối mặt với những đòi hỏi khách quan và tất yếu từ chuyển đổi số.
  • Ấn phẩm
    Phân tích tình hình tổn thất tài sản của doanh nghiệp và vận dụng đối với công ty cổ phần gang Thép Thái Nguyên
    (2023) Phạm Thị Quyên TS; Ngô Thị Hương ThS
    Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lượng tài sản nhất định. Việc đầu tư, quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình đầu tư, quản lý và sử dụng thì tài sản của doanh nghiệp có thể bị tổn thất do các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Để hạn chế tổn thất tài sản của doanh nghiệp đòi hỏi nhà quản trị cần phân tích, đánh giá thực trạng tổn thất tài sản của doanh nghiệp và chỉ rõ ưu điểm, hạn chế của doanh nghiệp và các nguyên nhân của hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xây dựng các chỉ tiêu phân tích tình hình tổn thất tài sản của doanh nghiệp dưới góc độ tài chính và nghiên cứu tác động của tổn thất tài sản đến năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, tác giả vận dụng phân tích tình hình tổn thất tài sản đối với Công ty Cổ phần Gang thép Thái