Bài trích
Duyệt Bài trích theo Topic "Ngành Tài chính - Ngân hàng"
- Ấn phẩmĐào tạo nhân lực chất lượng cao để thích ứng với chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam hiện nay(2024-01) TS. Đặng Thị Thu GiangTài chính, ngân hàng hiện là một trong những lĩnh vực được đánh giá ở mức cao về ứng dụng CNTT và chịu tác động của làn sóng công nghiệp 4.0. Ngành Ngân hàng Việt Nam đã có nhiều biến chuyển trong cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, quản trị rủi ro cung ứng dịch vụ nhằm thích ứng với thời đại kỷ nguyên số. Bài viết tập trung phân tích những tác động của chuyển đổi số đối với Ngành Tài chính Ngân hàng đặc biệt trong lĩnh vực nhân lực. Từ đó nêu ra những vấn đề cần giải quyết và một số giải pháp nhằm giúp ngành tài chính ngân hàng có thể tận dụng cơ hội hợp tác và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu mà chuyển đổi số đem lại trong thời gian tới.
- Ấn phẩmGiải pháp tài chính về cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: nghiên cứu trường hợp tỉnh Bắc Giang(Học viện Tài chính, 2024-01) Phạm Văn Thịnh Ths.Cơ sở hạ tầng là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nền tảng hoạt động, sản xuất ở mỗi địa phương, quốc gia. Do đó, để đảm bảo sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính phủ cần tập trung mọi nguồn lực cho xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó nguồn lực tài chính đóng vai trò then chốt. Các giải pháp tài chính cần tập trung giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trên cơ sở đó, tác giả nghiên cứu các giải pháp tài chính về cơ sở hạ tầng cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang như một ví dụ minh họa cho vấn đề này. Nghiên cứu chỉ ra những giải pháp tài chính về cơ sở hạ tầng cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ mà tỉnh Bắc Giang đã thực hiện, phân tích ưu - nhược điểm của chúng. Từ đó, tác giả gợi mở một số giải pháp hoàn thiện giải pháp tài chính với cơ sở hạ tầng cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Ấn phẩmQuản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học công lập: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024-01) Chu Đức Lam Ths.Quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học công lập là hoạt động phối hợp của một tổ chức để nhận toàn bộ giá trị tài sản trong việc cung cấp các mục tiêu, cung cấp dịch vụ. Việc cần thiết để quản lý tài sản công hiệu quả tại các cơ sở giáo dục đại học công lập là xây dựng một hệ thống toàn diện về quản lý tài sản công bao gồm luật và quy định, hệ thống thông tin tài sản và hàng tồn kho, mua bán, đăng ký tài sản, báo cáo tài chính...Việc quản lý tài sản công kết hợp các chính sách, thành phần quản lý trong suốt quá trình vòng đời tài sản từ hình thành tài sản đến kết thúc sử dụng tài sản. Quá trình thiết lập tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học công lập vẫn bắt đầu từ lập lên kế hoạch tài sản công, thiết kế nguồn lực, định hướng sử dụng cho mua sắm, hình thành tài sản đến vận hành, sử dụng, bảo trì và kết thúc tài sản. Bài viết khái quát kinh nghiệm của một số nước về quản lý tài sản công trong các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay và một số khuyến nghị cho Việt Nam.