09. Tạp chí
Duyệt 09. Tạp chí theo Topic "Kinh tế và Quản lý nguồn lực tài chính"
- Ấn phẩmẢnh hưởng của động cơ, giá trị cảm nhận đến ý định quay trở lại của khách du lịch tại điểm đến du lịch sáng tạo(Học viện Tài chính, 2024) Trần Thị Tuyết TS; Trần Hùng Đức ThSMục tiêu bài nghiên cứu này nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại điểm đến du lịch sáng tạo (DLST) thông qua lý thuyết hành vi có kế hoạch. Bài nghiên cứu thu thập 310 mẫu phiếu từ khách du lịch tham quan điểm đến DLST và sử dụng SPSS 22 và AMOS 20 để phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy, thái độ, kiểm soát hành vi nhận thức có tác động tích cực đến ý định quay trở lại điểm đến DLST, và thái độ đóng vai trò trung gian giữa động cơ, giá trị cảm nhận và ý định quay trở lại điểm đến DLST. Từ kết quả này, một số gợi ý/giải pháp được đưa ra nhằm giúp điểm đến DLST thu hút nhiều khách du lịch quay trở lại tham quan.
- Ấn phẩmChính sách đầu tư của việt nam vào cộng đồng kinh tế Đông Nam Á(2022) Nguyễn Đình Hoàn TSMột trong những trụ cột quan trọng khi thành lập cộng đồng kinh tế Đông Nam Á (AEC) đólàtự do dịch chuyển về vốn (đầu tư) bên cạnh mục tiêu tự do dịch chuyển về thương mại vàtự do dịch chuyển về lao động. Chính vìvậy, các quốc gia trong cộng đồng kinh tế Đông Nam Á đang nỗ lực cải cách chính sách, môi trường đầu tưcủa mình nhằm hỗ trợcác doanh nghiệp trong nước thực hiện đầu tưsang các quốc gia trong cộng đồng AEC. Việc đẩy mạnh đầu tưvào AEC được chính phủvàdoanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm. Do đó, các chính sách đầu tưvào AEC cũng được chính phủđổi mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tưvào cộng đồng kinh tế Đông Nam Á.
- Ấn phẩmChuyển đổi kinh tế số - thách thức và giải pháp đối với Việt Nam(2022) Đỗ Thị Lan Anh ThSKinh tế số - Một khái niệm không mới đối với nhiều nền kinh tế của thế giới nhưng mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam trong một vài năm trở lại đây. Sự bùng nổ củangành công nghiệp 4.0 mang ý nghĩa đặc biệt quan trong trong cơ cấu kinh tế mỗi quốc gia và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều biện pháp của Chính phủ đã được ban hành, thực hiện nhằm chuyển đổi sang kinh tế số. Bài viết đánh giá tổng quan về sự phát triển kinh tế số tại thị trường Việt Nam trong thời gian vừa qua, từ đó phân tích những thách thức đặt ra và đề xuất kiến nghị những giải pháp nhằm tìm ra cơ hội hội nhập và thúc đấy mạnh mẽ hoạt động này tại th ị trường Việt Nam.
- Ấn phẩmChuyển đổi kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam: Thuận lợi và một số kiến nghị(Học viện Tài chính, 2024) La Văn Thủy; Nguyễn Thị Thu Hiền TS; Nguyễn Thị Ngọc QuếBài viết này sẽ làm rõ thuận lợi và khó khăn đối với chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuận lợi đễn từ chính sách bảo vệ môi trường, đường lối chủ trương của Đảng đã được triển khai đồng bộ trong những năm qua, cách mạng công nghệ 4.0 và việc tham gia hội nhập kinh tế tài chính sâu rộng. Tuy nhiên, mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn như cơ chế, chính sách, nguồn lực cho việc thực hiện chuyển đổi. Từ đó, khuyến nghị một số nhóm giải pháp liên quan nhằm góp phần giải quyết các khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế tuần hoàn và mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới
- Ấn phẩmChuyển đổi số trong quản lý tài chính để phát triển kinh tế số ở tỉnh Bắc Giang(2022) Nguyễn Thị Loan ThSNhiệm kỳ 2015-2020, Bắc Giang đã có bước tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân đạt 14%/năm, nằm trong nhóm các địa phương tăng trưởng cao nhất cả nước, quy mô nền kinh tế được mở rộng (tăng gấp 2 lần so với năm 2015, đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố). GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 3.000 USD, bằng bình quân chung cả nước, tăng 1.470 USD so với năm 2015. Tuy nhiên, sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) với đột phá của các công nghệ số dẫn đến sự thông minh hoá của tất cả các lĩnh vực trong xã hội, trong đó đặc biệt là ngành tài chính để tiến tới một nền kinh tế số. Chuyển đổi số chính là cách đi trong chặng đường phát triển thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đối với từng lĩnh vực cụ thể. Vì vậy để phát triển kinh tế số tại tỉnh, cần phải chuyển đổi số trong quản lý tài chính để thay đổi cách thức quản lý truyền thống theo hướng mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý… . Qua bài viết tác giả sẽ đánh giá một cách khách quan tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Giang thời gian qua và đưa ra một số giải pháp để chuyển đổi số trong quản lý tài chính để giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế của tỉnh theo đúng xu hướng nền kinh tế số.
- Ấn phẩmGià hóa dân số và chuyển dịch lao động ở Việt Nam: vai trò của vốn nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin(Học viện Tài chính, 2024) Ngô Quỳnh An TS; Trần Huy Phương TS; Phạm Hồng QuânLà một trong những quốc gia có già hóa dân số nhanh trên thế giới, Việt Nam cần giải pháp giảm nhẹ tác động của quá trình này khiến việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại hóa, thúc đẩy tăng năng suất trở nên chậm và kém hiệu quả hơn. Già hóa dân số khiến mô hình chuyển dịch cơ cấu ngành truyền thống được thúc đẩy bởi thâm dụng lao động và vốn giá rẻ, áp dụng công nghệ chi phí thấp, và tăng cường xuất khẩu trở nên kém bền vững. Ba mô hình OLS đã được xây dựng mô tả sự chuyển dịch lao động theo ngành dựa trên dữ liệu cấp tỉnh năm 2009, 2014, và 2019 để kiểm định, (1) già hóa dân số làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lao động, do đó thu hẹp phạm vi chuyển dịch cơ cấu lao động; (2) thúc đẩy ứng dụng CNTT và vốn con người giúp giảm nhẹ tác động của già hóa đến chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Ấn phẩmGiải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Viêng Chăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào(2022) Bounmixay VikhamphanPhát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước Lào từ khi đổi mới cho đến nay. Dựa trên những lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Viêng Chăn đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Viêng Chăn thời gian qua vẫn còn những hạn chế, bất cập. Để kinh tế tư nhân trong nông nghiệp thực sự là một động lực tăng trưởng quan trọng của địa phương thời gian tới, chính quyền các cấp tỉnh Viêng Chăn cần thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập là những đòi hỏi tất yếu trong tiến trình thực hiện chủ
- Ấn phẩmKhung năng lực số: chìa khóa phát triển nguồn nhân lực số cho Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Đàm Thanh Tú TS; Đặng Xuân Thọ TSNăng lực số không chỉ giúp nâng cao hiệu suất công việc mà còn góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Hơn nữa, việc xây dựng một khung để phản ánh năng lực số toàn diện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo và phát triển kỹ năng số, giúp người lao động Việt Nam tiếp cận với các công nghệ mới và ứng dụng chúng vào thực tiễn công việc một cách hiệu quả. Bài viết này sẽ phân tích những số liệu về năng lực số của lực lượng lao động tại Việt Nam giai đoạn 2018-2023. Qua đó, chúng tôi sẽ đề xuất khung năng lực số như một chìa khóa phát triển nguồn nhân lực số cho Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm tối ưu hóa việc triển khai khung năng lực số trong thực tiễn ở Việt Nam.
- Ấn phẩmKinh tế chia sẻ của các quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Thị Thu Hà TSMô hình kinh tế chia sẻ là sự thay đổi sâu sắc trong cách thức trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Nền tảng công nghệ giúp kết nối người tiêu dùng với nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, đồng thời thúc đẩy việc sử dụng tài sản tốt hơn và tăng mức tận dụng nguồn lực kinh tế. Mô hình kinh tế mới chắc chắn đe dọa lợi ích và sự tồn tại của doanh nghiệp trong mô hình kinh tế truyền thống. Điều này đòi hỏi nhà lập pháp, quản lý nhà nước phải cùng đồng hành với doanh nghiệp nền tảng, bên sở hữu nguồn lực chia sẻ và bên sử dụng nguồn lực để hạn chế các tác động không mong muốn, đồng thời phát huy lợi ích của mô hình kinh tế chia sẻ đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết đưa ra mô hình kinh tế chia sẻ ở một số quốc gia và rút ra bài học cho Việt Nam.
- Ấn phẩmKinh tế Việt Nam tăng trưởng qua hơn 35 năm đổi mới toàn diện nền kinh tế(Học viện Tài chính, 2024) Trần Văn Hùng PGS.TS; Nguyễn Sỹ Minh Ths; Trương Thị Hương Tâm Ths; Nguyễn Thị Thắm Ths; Nguyễn Xuân ThànhBài viết sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Ngân hàng Thế giới, Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 1986-2022 và sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích đánh giá nhằm đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam kể từ năm 1986 cho đến nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy, qua hơn 35 năm đổi mới toàn diện nền kinh tế, quy mô và tốc độ tăng GDP thực của nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng đều qua các năm với tốc độ tăng GDP trung bình cho giai đoạn này đạt 6,55%, GDP bình quân đầu người cũng gia tăng hàng năm và đạt mức 3.655,5 USD/người/năm. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua hơn 35 đổi mới đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận, song cũng tồn tại một số hạn chế nhất định.
- Ấn phẩmKinh tế xanh và tăng trưởng xanh ở Việt Nam(2022) Nguyễn Đình Hoàn TS; Hồ Khánh Duy ThS; Nguyễn Tuấn Anh TSThuật ngữ kinh tế xanh và tăng trưởng xanh ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, ở Việt Nam những thuật ngữ này vẫn còn khá mới mẻ khiến việc nghiên cứu và triển khai các chính sách liên quan trong thực tiễn gặp nhiều khó khăn. Bài viết này tổng hợp nhiều quan điểm nhìn nhận, phân tích sự giống và khác nhau giữa các thuật ngữ kể trên. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xanh, từ đó đề xuất các giải pháp và các công cụ chính sách nhằm phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam.
- Ấn phẩmKinh tế, tài chính vĩ mô một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Hữu Tịnh TSKinh tế xanh là nền kinh tế mà tăng trưởng kinh tế gắn với trách nghiệm bảo vệ môi trường, đồng thời hỗ trợ quá trình phát triển xã hội. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam, trong đó tập trung vào các nhóm ngành tiêu biểu, như: công nghiệp, năng lượng tái tạo, sản xuất và tiêu dùng, xây dựng và giao thông. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác triển khai, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xanh gắn với phát triển bền vững một cách toàn diện, vừa đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vừa bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường về hệ sinh thái trong giai đoạn 2021-2025.
- Ấn phẩmNghiên cứu sự hài lòng của người dân về chất lượng đào tạo và tập huấn tại trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Thanh Trì, tp. Hà Nội(Học viện Tài chính, 2024) Lê Thị Bích Lan ThSĐào tạo và tập huấn có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân nói chung, của nông dân nói riêng và những bất cập khó khăn trong triển khai các mô hình mang hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, các mô hình vẫn còn nhiều bất cập. Bài báo trình bày định nghĩa, nội dung và vai trò của đào tạo và tập huấn, các nhân tố ảnh hưởng, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tập huấn tại Trung tâm dịch vụ nông nghiệp.
- Ấn phẩmNghiên cứu tác động của khởi nghiệp đến phát triển kinh tế Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Hà Văn Sự PGS.TS; Lê Nguyễn Diệu Anh TSBài viết nghiên cứu tác động của khởi nghiệp đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2012 - 2023 bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nguồn dữ liệu được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê, Ngân hàng thế giới… Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khởi nghiệp có tác động tích cực đến phát triển kinh tế được thể hiện qua trình độ nguồn nhân lực. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một số khuyến nghị gợi mở hàm ý chính sách nhằm phát triển khởi nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.
- Ấn phẩmNguồn nhân lực trong thời đại 4.0 thực trạng và một số khuyến nghị(2022) Đinh Quang Dương ThSCuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) ngày càng tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, dẫn đến việc thay đổi tư duy, phương thức và lực lượng sản xuất. Trong khi đó, nguồn nhân lực (NNL) chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Vì vậy, cần phải có giải pháp căn cơ về xây dựng NNL, tạo điều kiện cho NNL chất lượng cao phát triển phù hợp với giai đoạn hiện nay. Bài viết này sẽ phân tích những thuận lời, thách thức của cuộc cách mạng 4.0 tác động đến đến nguồn nhân lực và đưa ra một số khuyến nghị cụ thể nhằm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
- Ấn phẩmPhân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phát triển kinh tế hộ của phụ nữ trước bối cảnh chuyển đổi số: trường hợp nghiên cứu tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên(Học viện Tài chính, 2024) Đào Thị Hương TS; Nguyễn Thị Hằng TSBối cảnh chuyển đổi số đã làm thay đổi vị thế, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình, đặc biệt trong quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ gắn với lợi thế đặc trưng của địa phương. Tuy nhiên, phụ nữ cũng đối diện với nhiều thách thức về kiến thức làm kinh tế, tiếp cận công nghệ và kỹ năng quản lý. Mục đích của nghiên cứu là xác định các yếu tố tác động đến quyết định phát triển kinh tế hộ của phụ nữ tại địa phương, từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ trong quá trình phát triển kinh tế số. Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp khảo sát định lượng, thu thập dữ liệu từ 361 hộ gia đình tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như học vấn, số thành viên trong gia đình và tham gia các chương trình tập huấn có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định phát triển kinh tế hộ của phụ nữ. Từ đó, đưa ra các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc đóng góp phát triển nền kinh tế của địa phương, quốc gia trước bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.
- Ấn phẩmPhát triển nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh(Học viện Tài chính, 2024) Đỗ Đình Long TS; Nguyễn Thu Thủy TS; Bùi Như Hiển TSNghiên cứu nguồn nhân lực cho hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020 - 2022, nhóm tác giả nhận thấy số lượng lao động được tiếp cận với hoạt động đổi mới sáng tạo có xu hướng gia tăng song nguồn tài chính và chất lượng đào tạo còn nhiều hạn chế nên mức độ đáp ứng yêu cầu đối với hoạt động này tại doanh nghiệp còn hạn chế. Vì vậy, bài viết đã sử dụng mô hình SWOT để phân tích và xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
- Ấn phẩmPhát triển nhân lực quản lý tại thành phố Hà Nội - Hướng tới đô thị thông minh(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Lan Phương; Bùi Quang Tuấn PGS.TS; Vũ Thị Minh Hiền TSXây dựng thành phố thông minh đang trở thành một xu hướng trên thế giới trong đó có Việt Nam. Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 950/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030. Đề án là cơ sở để các thành phố nghiên cứu, lập kế hoạch, lộ trình thực hiện phát triển đô thị thông minh. Để phát triển đô thị thông minh, các thành phố cần phải đảm bảo các điều kiện trong đó nhân lực quản lý là một yếu tố hết sức quan trọng không thể thiếu. Bài viết trình bày tình hình phát triển nhân lực quản lý thành phố Hà Nội mặc dù đang được quan tâm, tạo điều kiện nâng cao năng lực, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị, đặc biệt trong tiến trình xây dựng đô thị thông minh. Đây là do quá trình luân chuyển cán bộ giữa các vị trí việc làm, nhân lực quản lý chưa nhận thức đầy đủ về xu hướng phát triển đô thị mới. Bài viết cũng đề cập tới xu hướng xây dựng đô thị thông minh và đề xuất một số giải pháp như: (i) Nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống văn bản về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực quản lý đô thị gắn với Chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đô thị; (ii) Duy trì và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho nhân lực đáp ứng yêu cầu kiến thức, kỹ năng gắn với tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý đô thị các cấp; (iii) Tăng cường sự phối hợp, thống nhất giữa các cơ quan quản lý về công tác đào tạo bồi dưỡng; (iv) Xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý đô thị theo vị trí việc làm
- Ấn phẩmThực trạng nguồn lao động trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam giai đoạn 2019 – 2023(Học viện Tài chính, 2024) Phạm Thu Hằng TSTheo xu hướng tất yếu của quá trình chuyển đổi số, các yếu tố nguồn lực trong nền kinh tế đặc biệt là nguồn lao động cần có những giải pháp cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số hiện nay. Lực lượng lao động Việt Nam có quy mô tương đối dồi dào, độ tuổi trẻ, nhưng bên cạnh đó chất lượng lao động hiện nay đang được nhận định ở mức thấp so với yêu cầu thích ứng với nền kinh tế số giai đoạn trước mắt và trong dài hạn. Điều này thể hiện ở: (i) Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, thiếu kỹ năng nghề nghiệp và thiếu kỹ năng học tập suốt đời; (ii) Số lao động làm các công việc thiếu ổn định chiếm tỷ trọng lớn; (iii) Cơ cấu dịch chuyển lao động chững lại trong những năm gần đây. Theo đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng nguồn lao động Việt Nam thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số, bao gồm: (i) Đẩy mạnh đổi mới phương pháp đào tạo toàn diện; (ii) Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ đào tạo và huy động vốn cho nguồn lao động chuyển đổi số; (iii) Xây dựng mô hình gắn kết đào tạo với thị trường lao động; (iv) Thực hiện tốt công tác dự báo nguồn nhân lực định hướng cho nguồn lao động.