09. Tạp chí
Duyệt 09. Tạp chí theo Topic "Ngân hàng"
- Ấn phẩmẢnh hưởng chiến lược đa dạng hóa danh mục cho vay đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Vương Thị Hương Giang TS; Trần Phạm Yến TrâmBài viết nghiên cứu sự ảnh hưởng của đa dạng hóa danh mục cho vay đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam. Bài viết phân tích dữ liệu bảng của 21 NHTM tại Việt Nam từ năm 2013 đến 2022. Sử dụng phương pháp hồi quy tổng quát thời điểm (GMM), kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng có tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản cao hơn có sự ổn định cao hơn các ngân hàng có tỷ suất sinh lợi trên tổng tài tài sản thấp hơn. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, quy mô ngân hàng và tính thanh khoản hưởng ngược chiều với sự ổn định của các NHTM tại Việt Nam. Đáng chú ý nhất, kết quả thực nghiệm cho thấy dạng hóa danh mục cho vay là một chiến lược giúp tăng cường sự ổn định của các NHTM tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2013-2022. Bài viết này đã bổ sung khoảng trống nghiên cứu hiện tại trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam bằng cách cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chiến lược đa dạng hóa hoạt động cho vay và sự ổn định của các NHTM tại Việt Nam.
- Ấn phẩmẢnh hưởng của hoạt động quản trị rủi ro đến danh tiếng các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Thị Hoa Hồng TSBài viết nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động quản trị rủi ro đến danh tiếng các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2010-2020. Để đo lường danh tiếng doanh nghiệp, nghiên cứu sử dụng “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất” công bố bởi Forbes Việt Nam. Kết quả nghiên cứu từ mô hình hồi quy Probit cho thấy doanh nghiệp có hoạt động quản trị rủi ro càng tốt thì danh tiếng doanh nghiệp càng cao. Vì vậy, các doanh nghiệp cần hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động này và góp phần xây dựng danh tiếng doanh nghiệp ngày càng vững chắc hơn.
- Ấn phẩmCá nhân đối với tiền điện tử mã hóa tại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Trịnh Thị Phan Lan TS; Trịnh Xuân Phong; Nguyễn Thị Quỳnh Châm ThSBài viết nghiên cứu hành vi đầu tư của nhà đầu tư cá nhân đối với tiền điện tử mã hoá. Bài viết sử dụng dữ liệu sơ cấp thông qua bảng hỏi với 253 nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả cho thấy, các nhà đầu tư có chịu ảnh hưởng của lý thuyết triển vọng, tâm lý đám đông; Tỷ lệ nhà đầu tư ở trạng thái tự tin thái quá khá cao, đa số nhà đầu tư cho thấy họ ghét rủi ro. Bài viết đã đưa ra một số khuyến nghị đối với Nhà nước trong việc đưa ra khung pháp lý để quản lý tiền điện tử mã hoá, cũng như một vài lưu ý cho nhà đầu tư cá nhân trong bối cảnh hiện nay
- Ấn phẩmCác nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Thanh Tú ThS; Nguyễn Mai Duy ThS; Trần Thị Mỹ Trinh ThSNghiên cứu xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng lợi nhuận (CLLN) của 20 ngân hàng thương mại (NHTM) trong giai đoạn 2012 - 2022. Từ đó, tác giả đưa ra kết luận để giúp các bên liên quan đánh giá được con số lợi nhuận trên BCTC. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ giúp các nhà quản trị ngân hàng đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng mà còn hỗ trợ cho các thành phần liên quan như ngân hàng trung ương, nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư.
- Ấn phẩmCác nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới lãi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam giai đoạn 2019 – 2023(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Thị Khuyên TSBài viết phân tích các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tới lãi suất trái phiếu chính phủ trong giai đoạn 2019-2023. Sử dụng công cụ định lượng OLS để tính toán, nghiên cứu cho thấy lãi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam sẽ chịu tác động lớn từ các biến lãi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ kỳ hạn năm năm, tỷ giá VND/USD, lạm phát và lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn một tháng. Biến chỉ số sản xuất công nghiệp cũng có tác động nhưng biên độ ảnh hưởng đến biến phụ thuộc khá khiêm tốn. Cán cân thương mại là biến độc lập duy nhất không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy.
- Ấn phẩmCác yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội(Học viện Tài chính, 2024) Trần Thị Lan Anh TS; Hoàng An Na; Nguyễn Thị Quỳnh Chi; Nguyễn Đức TuệNghiên cứu này nhằm xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mô hình nghiên cứu chủ yếu dựa trên mô hình sự thành công của hệ thống thông tin của Delone và Mclean (2003). Tập dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua khảo sát 247 khách hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tháng 4 năm 2024. Kết quả chỉ ra năm nhân tố bao gồm chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, chất lượng dịch vụ, niềm tin, xử lý khiếu nại có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Từ kết quả trên, nhóm tác giả trình bày một số khuyến nghị để giúp cho các ngân hàng thương mại gia tăng sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Ấn phẩmCác yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại việt nam có cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Thanh Phương TSBài viết nghiên cứu tác động của một số yếu tố ngoại sinh và nội sinh đến tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam có cổ phiếu niêm yết trên sở chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn 2015-2022. Theo thống kê, hiện có 17 NHTM đang niêm yết trên HOSE. Dữ liệu được thu thập từ hệ thống báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các ngân hàng này. Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng là phương pháp hồi quy tuyến tính đa bội, phân tích nhân tố để xử lý dữ liệu. Kết quả cho thấy quy mô ngân hàng, tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên có tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, trong khi đó quy mô ngân hàng, tỷ lệ chi phí và lãi suất có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của các NHTM trong mẫu nghiên cứu trên.
- Ấn phẩmCác yếu tố ảnh hưởng đến vốn trí tuệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Bùi Đan Thanh; Nguyễn Thị Thu ThảoNghiên cứu này khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến vốn trị tuệ (VTT) của các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2022. Bằng cách sử dụng dữ liệu phụ từ báo cáo tài chính hàng năm, được kiểm toán từ 26 ngân hàng và thông tin bổ sung từ các nguồn uy tín như Vietstock.com, nghiên cứu này áp dụng phương pháp ước lượng hồi quy OLS, ước lượng tác động cố định (FEM) và ước lượng tác động ngẫu nhiên (REM). Kết quả phân tích FGLS cho thấy rằng rào cản nhập cảnh, hiệu suất đầu tư vào VTT và sử dụng đòn bẩy tài chính đều có tác động tiêu cực đối với VTT tại các ngân hàng. Ngược lại, tỷ suất lợi nhuận lại có ảnh hưởng tích cực. Các biến như hệ thống công nghệ thông tin và rủi ro ngân hàng không đạt được mức ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu. Những kết quả này nhấn mạnh sự quan trọng của việc giải quyết rào cản nhập cảnh, tối ưu hóa đầu tư vào VTT và quản lý đòn bẩy tài chính nhằm duy trì sự phát triển bền vững của VTT trong ngành Ngân hàng Việt Nam.
- Ấn phẩmCác yếu tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô của phụ nữ tại châu thành, trà vinh(2022) Đặng Thị Kim Phượng; Phan Đình KhôiThông qua dữ liệu thu thập từ 98 phụ nữ tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh và mô hình Probit cho kết quả: số lần tham dự cuộc họp, giá trị tài sản, dân tộc, thu nhập, qui mô và việc làm có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô. Dựa trên kết quả, bài viết đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận bao gồm việc phụ nữ vay vốn cần tích cực tham gia vào Hội phụ nữ ở địa phương để xây dựng thêm nguồn vốn xã hội trong khi chính quyền địa phương tăng cường hỗ trợ phụ nữ vay vốn.
- Ấn phẩmCác yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng số tại Việt Nam(2022) Nhữ Hà Thanh; Nguyễn Đình DũngTrong bài viết này, tác giả nghiên cứu về ngân hàng số, thực tế Việt Nam và các yếu tố thúc đẩy sự phát triển ngân hàng số ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu cho thấy, ngân hàng số ở Việt Nam tuy vẫn còn sơ khai nhưng đã cho thấy tiềm năng to lớn. Khách hàng không còn cần phải trực tiếp đến ngân hàng mỗi khi cần thực hiện các thủ tục giấy tờ hoặc rút tiền mặt. Đặc biệt là trong và sau đỉnh điểm của đại dịch Covid, Ngân hàng số đã chứng minh sự tiện lợi và hữu ích của mình. Theo báo cáo, 94% ngân hàng Việt Nam đang thực hiện Chuyển đổi kỹ thuật số, trong khi 42% coi Chuyển đổi kỹ thuật số là ưu tiên số một.
- Ấn phẩmCấu trúc vốn tối ưu, hiệu quả hoạt động và rủi ro của ngân hàng thương mại việt nam: bằng chứng từ mô phỏng Monte - Carlo thông qua cách tiếp cận bayes(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Trần Xuân Linh TSNghiên cứu được thực hiện để đánh giá tác động của cấu trúc vốn đối với hiệu quả hoạt động và rủi ro của ngân hàng. Thông qua dữ liệu từ 24 ngân hàng thương mại giai đoạn 2011-2021 và thuật toán Monte-Carlo theo cách tiếp cận Bayes, nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng về sự tồn tại về cơ cấu vốn tối ưu để nâng cao hiệu quả hoạt động và kiểm soát rủi ro cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy quy mô ngân hàng giúp nâng cao khả năng sinh lời nhưng nó cũng làm tăng rủi ro hoạt động của các ngân hàng. Sự tham gia của các nhà đầu tư ngoại dù không làm tăng khả năng sinh lời của ngân hàng nhưng nó lại giúp cải thiện sự ổn định của các ngân hàng thương mại. Đối với yếu tố vĩ mô, lạm phát có xu hướng làm tăng khả năng sinh lời của ngân hàng trong khi tăng trưởng kinh tế lại làm giảm sự ổn định của các ngân hàng thương mại
- Ấn phẩmChiến lược và lộ trình số hóa của ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt(2022) Kim Minh Tuấn ThSNgân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, gọi tắt làLPB) được thành lập năm 2008 trong bối cảnh cơn bão khủng hoảng tài chính Đông Nam Á. Đến nay, LienVietPostBank đã trưởng thành và khẳng định vị thế của mình bằng việc triển khai ứng dụng số hóa trong hoạt động NHTM, đồng thời NHTM cổ phần Bưu điện Liên Việt đã đặt ra chiến lược và lộ trình để thực hiện trong một tương lai gần nhằm phát triển nhanh và bền vững theo lộ trình. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả sẽ phân tích sâu hơn về xu hướng, lộ trình phát triển của LienViet PostBank.
- Ấn phẩmChuyển đổi số - giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại - một số giải pháp cho bidv(2022) Phạm Thị Hạnh ThSChuyển đổi số đã trở thành hướng đi tất yếu của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng trong bối cảnh hiện nay. Các ngân hàng chuyển đổi số nhằm tiếp cận khách hàng dễ dàng với chi phí rẻ hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ. Cơ hội cho chuyển đổi số với ngành ngân hàng Việt Nam đến từ sự ủng hộ, quyết tâm của Chính phủ, cùng với đó là dư địa cho phát triển ngân hàng số còn rất lớn và hành vi của khách hàng đang thay đổi theo hướng sử dụng nhiều hơn các kênh giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, một số thách thức lớn đặt ra trong tiến trình chuyển đổi số đối với ngành ngân hàng Việt Nam về vấn đề cạnh tranh lẫn nhau và cạnh tranh với Fintech, hành lang pháp lý chưa theo kịp tốc độ phát triển ngân hàng số, cơ sở dữ liệu quốc gia đang hoàn thiện và những thách thức từ nội tại. Hiện các ngân hàng thương mại Việt Nam trong đó có BIDV đang có bước chuyển mình rõ nét trong các cấu phần chuyển đổi số. Bài viết đưa ra một số khuyến nghị với cơ quan quản lý nhà nước và BIDV để nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện thành công trụ cột chuyển đổi số trong Chiến lược phát triển đến 2025, tầm nhìn đến 2030.
- Ấn phẩmChuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Thị Kim Oanh ThS; Bùi Thu Hà ThSChuyển đổi số trong ngân hàng bán lẻ (NHBL) hay chuyển đổi số Digibank là việc tích hợp số hóa và công nghệ số vào mọi lĩnh vực ngân hàng. Sự tích hợp này cho phép tạo mới - hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng hiện có nhằm đáp ứng các yêu cầu thay đổi của thị trường và mong muốn của khách hàng. Trong những năm gần đây, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ đã bùng nổ trên toàn thế giới và Việt Nam. Chuyển đổi số trong lĩnh vực NHBL đã và đang thay đổi cách mà khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính. Điều này đã thúc đẩy NHBL thích ứng nhanh hơn với làn sóng chuyển đổi số nhằm giữ chân nguồn khách hàng quý giá của mình.
- Ấn phẩmĐánh giá ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu tới khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Thế Anh TSBài báo tập trung phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam; Nghiên cứu mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước, sở hữu trong nước, sở hữu nước ngoài và sở hữu tập trung với hiệu suất tài chính. Kết quả sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị ngân hàng và các nhà nghiên cứu trong việc cải thiện quản trị tài chính và kiểm soát rủi ro.
- Ấn phẩmĐánh giá tác động của rủi ro tín dụng tới khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Ngọc Sơn TS; Bùi Thị Ngọc PGS.TSBài viết phân tích tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) dựa trên dữ liệu của 31 ngân hàng thương mại trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động tích cực đến ROA của các ngân hàng thương mại. Từ đó, tác giả đưa ra khuyến nghị cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc lập dự phòng rủi ro tín dụng nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại.
- Ấn phẩmĐánh giá tác động của rủi ro tín dụng tới khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.(Học viện Tài chính, 2024-01) Nguyễn Ngọc Sơn TS; Bùi Thị Ngọc PGS.TSTài chính, ngân hàng hiện là một trong những lĩnh vực được đánh giá ở mức cao về ứng dụng CNTT và chịu tác động của làn sóng công nghiệp 4.0. Ngành Ngân hàng Việt Nam đã có nhiều biến chuyển trong cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, quản trị rủi ro cung ứng dịch vụ nhằm thích ứng với thời đại kỷ nguyên số. Bài viết tập trung phân tích những tác động của chuyển đổi số đối với Ngành Tài chính Ngân hàng đặc biệt trong lĩnh vực nhân lực. Từ đó nêu ra những vấn đề cần giải quyết và một số giải pháp nhằm giúp ngành tài chính ngân hàng có thể tận dụng cơ hội hợp tác và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu mà chuyển đổi số đem lại trong thời gian tới.
- Ấn phẩmĐào tạo nhân lực chất lượng cao để thích ứng với chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam hiện nay(Học viện Tài chính, 2024) Đặng Thị Thu Giang TSTài chính, ngân hàng hiện là một trong những lĩnh vực được đánh giá ở mức cao về ứng dụng công nghệ thông tin và chịu nhiều tác động của làn sóng công nghiệp 4.0. Ngành Ngân hàng Việt Nam đã có nhiều biến chuyển trong cấu trúc tổ chức, phương thức hoạt động, quản trị rủi ro, cung ứng dịch vụ nhằm thích ứng với thời đại kỷ nguyên số. Bài viết tập trung phân tích những tác động chuyển đổi số đối với ngành Tài chính Ngân hàng đặc biệt trong lĩnh vực nhân lực. Từ đó, nêu ra những vấn đề cần giải quyết và một số giải pháp nhằm giúp ngành tài chính - ngân hàng có thể tận dụng cơ hội hợp tác và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu mà chuyển đổi số đem lại trong thời gian tới
- Ấn phẩmĐiều hành chính sách tiền tệ - Kinh nghiệm từ fed(Học viện Tài chính, 2024) Hà Minh Sơn PGS.TS; Mai Thị Trang ThS; Nguyễn Phương Thảo; Hồ Hồng PhúcĐiều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của Việt Nam hiện nay mặc dù đã có những tiến bộ so với các giai đoạn trước nhưng vẫn còn nhiều bất cập do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến hiệu lực CSTT còn thấp, chưa hỗ trợ tối ưu cho sự phát triển của hoạt động ngân hàng và nền kinh tế nói chung. Vì vậy, cần thiết nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế từ quá khứ đến hiện tại về điều hành CSTT, lãi suất của các nước đặc biệt là Mỹ, so sánh với quá trình hình thành và phát triển CSTT ở Việt Nam để đánh giá đúng vị trí, điều kiện của Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, chỉ ra những bất cập về thể chế, tổ chức vận hành và hơn hết là đưa ra hướng tiếp cận hợp lý tuân thủ các nguyên tắc, thông lệ chung của thế giới nhưng vẫn phù hợp thực tiễn của Việt Nam
- Ấn phẩmĐộng lực học hỏi của nhân viên tại ngân hàng thương mại cổ phần phát Thành phố Hồ Chí Minh(Học viện Tài chính, 2024) Hoàng Thị Hương Giang ThS; Ngô Thị Minh TSSự thăng tiến trong công việc và được phát triển bản thân là những động lực để thúc đẩy nhân viên tích cực nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tinh thần học hỏi các công việc từ đồng nghiệp trong một tổ chức. Động lực học hỏi của nhân viên tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDbank) được đề cập trong bài báo này, bao gồm: nhân viên có được những cơ hội từ công việc đang làm; nhân viên có cơ hội được học hỏi những điều mới từ công việc đang làm; công việc của nhân viên đang làm đem lại những kết quả có ý nghĩa cho ngân hàng; công việc của nhân viên có nhiều thách thức... Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, động lực học hỏi của nhân viên tại ngân hàng HDbank chịu ảnh hưởng bởi chế độ đãi ngộ, đặc điểm công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp và môi trường làm việc.
- Ấn phẩmGiải pháp kinh tế - tài chính nhằm phát huy những tiềm năng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số(Học viện Tài chính, 2022) Đinh Xuân Hạng PGS.TS; Đinh Nguyễn Bảo AnhTrong thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và chương trình mục tiêu quốc gia về ưu đãi và tín dụng chính sách xã hội cho các đối tượng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đời sống. Trong đó các chương trình tín dụng chính sách (TDCS) đối với đồng bào DTTS có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiết thực. Chương trình này đã đạt được hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị ở vùng DTTS, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Năm 2020 bằng Nghị quyết số 120/2020/QH14 (19/6/2020), Quốc hội “Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và sau đó (15/9/2020) Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1409/QĐ- TTg ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 120/QH14. Đây là những chủ trương, chính sách quan trọng để củng cố và đẩy mạnh tín dụng chính sách và khai thác nhiều tiềm năng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Ấn phẩmGiải pháp phát triển ngân hàng số, nâng cao năng lực cạnh tranh tại Sacombank(Học viện Tài chính, 2024) Võ Phúc Trường Thành ThsPhát triển dịch vụ ngân hàng số (NHS) được xem là giải pháp căn cơ nhất giúp các ngân hàng thương mại (NHTM) nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. NHTM Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là một trong những ngân hàng tiên phong về công nghệ, bắt đầu giới thiệu dịch vụ online đến khách hàng từ năm 2005. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển dịch vụ NHS, Sacombank vẫn còn tồn tại một số hạn chế khiến ngân hàng này chưa tạo ra được sự khác biệt rõ nét trong quá trình cạnh tranh dịch vụ NHS với các NHTM khác… Bài viết đánh giá khái quát về thực trạng NHS ở Sacombank, đồng thời đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển NHS trong thời gian tới
- Ấn phẩmHệ thống thanh toán brics: triển vọng và các khả năng(Học viện Tài chính, 2024) Trần Thanh Tuấn TSBài viết này là một phần của nghiên cứu toàn diện về triển vọng và các khả năng hình thành các hệ thống thanh toán mới bỏ qua đồng đô la Mỹ vì hiện BRICS đang phải đối mặt với vấn đề tạo ra một hệ thống thanh toán cho các quốc gia thân thiện, chẳng hạn như các nước EAEU, Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và các quốc gia khác, điều này sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào đồng tiền dự trữ của các quốc gia không thân thiện, như Hoa Kỳ, các nước EU, Anh. Hệ thống này có tiềm năng thách thức sự thống trị của hệ thống SWIFT hiện tại, vốn do Hoa Kỳ kiểm soát, giảm thiểu sự phụ thuộc vào SWIFT, giúp thúc đẩy thương mại nội khối và quốc tế hóa đồng tiền BRICS.
- Ấn phẩmHiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt hướng tới bền vững(2022) Nghiêm Văn Bảy TS; Kim Minh Tuấn ThSNgân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (Lien Viet PostBank, gọi tắt làLPB) được thành lập năm 2008 trong bối cảnh cơn bão khủng hoảng tài chính Đông Nam Á. Tuy nhiên, nhờ cócác cổ đông sáng lập uy tín và tiềm năng mạnh mẽ như Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO), Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC). Đến nay, Lien Viet PostBank đã nhanh chóng trưởng thành và khẳng định vị thế của mình. Bài viết xin đánh giá một số thành tựu mà LPB đã đạt được cũng như một số khó khăn và những giải pháp cụ thể để LPB từng bước phát triển nhanh và bền vững hơn.