Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản
Duyệt Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản theo Topic "Kinh tế đầu tư tài chính"
- Ấn phẩmChuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại hướng tới phát triển bền vững(Học viện Tài chính, 2024) Đặng Thị Thu Giang TSTrên phương diện lý thuyết, đã có những nghiên cứu về phát triển thương mại theo hướng bền vững nói chung và cho các khu vực nói riêng nhưng chưa có nghiên cứu xây dựng một khung lý thuyết hoàn chỉnh, đặc biệt xem xét sự tác động của chuyển đổi số gây ra sự thiếu bền vững… Việc nghiên cứu chuyên sâu về phát triển thương mại theo hướng bền vững gắn với chuyển đổi số thực tế là rất cần thiết, góp phần phát triển lý luận và giải quyết các tình huống quản lý thực tế.
- Ấn phẩmHuy động nguồn lực tài chính nhằm mục tiêu giảm nghèo tại tỉnh Hà Giang(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Trọng Tuấn TSHà Giang là tỉnh có tỷ hệ hộ nghèo cao so với mặt bằng chung cả nước. Huy động nguồn lực tài chính là một trong các giải pháp để góp phần giảm nghèo tại Hà Giang trong thời gian qua. Nhà nước, doanh nghiệp và người dân cần tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp để huy động nguồn tài chính thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bản tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.
- Ấn phẩmRủi ro thanh toán của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết ở Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Phạm Thị Vân Anh TS; Nguyễn Thị Bảo Hiền TSBài báo tập trung vào rủi ro thanh toán của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết tại Việt Nam, trong bối cảnh kinh tế quốc gia đang đối mặt với nhiều thách thức. Rủi ro thanh toán, tức là khả năng doanh nghiệp không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đến hạn, đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Bài báo đi vào phân tích thực trạng rủi ro thanh toán của các doanh nghiệp xây dựng thông qua các chỉ tiêu tài chính như hệ số thanh toán hiện thời, hệ số thanh toán nhanh, và tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc duy trì khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn, với nguy cơ mất thanh khoản và phá sản cao. Bài báo cũng đề xuất các giải pháp kiểm soát rủi ro thanh toán, bao gồm việc quản lý dòng tiền hiệu quả, giảm tỷ lệ nợ, và nâng cao năng lực quản trị tài chính. Đồng thời, bài báo kiến nghị các cơ quan quản lý cần xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn và giảm thiểu rủi ro tài chính.
- Ấn phẩmTác động của chất lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Châu Á(Học viện Tài chính, 2024) Tô Thị Hồng Gấm; Nguyễn Vũ DuyBài viết nghiên cứu tác động của chất lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế qua khảo sát 48 quốc gia ở châu Á từ năm 2009 đến năm 2022. Bằng cách sử dụng Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (FGLS) với dữ liệu bảng, chất lượng thể chế được coi là yếu tố then chốt của phát triển kinh tế. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế của các nước châu Á còn bị ảnh hưởng bởi lạm phát (INF), lực lượng lao động (LABO), độ mở thương mại (OPEN) và cơ sở hạ tầng (TELE). Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách đối với các nước châu Á nhằm hoàn thiện thể chế góp phần tăng trưởng kinh tế
- Ấn phẩmThực trạng lập kế hoạch tài chính của các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Hoàng Mỹ Linh ThS; Nguyễn Mạnh Hùng ThS; Nguyễn Thu Thương TSCác tập đoàn kinh tế (TĐKT) luôn hướng đến mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững, đòi hỏi phải lập kế hoạch tài chính để dự báo và đảm bảo nguồn vốn hoạt động trong tương lai. Kế hoạch tài chính bao gồm dự kiến báo cáo kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận, bảng cân đối kế toán, kế hoạch lưu chuyển tiền tệ, và các biện pháp tổ chức nguồn lực hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều TĐKT vẫn chưa chú trọng đúng mức đến hoạt động này, dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao. Vì vậy, việc lập kế hoạch tài chính luôn là nhiệm vụ cốt lõi của nhà quản trị tài chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của TĐKT. Bài viết sau đây sẽ đi sâu phân tích thực trạng lập kế hoạch tài chính của các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam.
- Ấn phẩmThuế tối thiểu toàn cầu và ảnh hưởng đến đầu tư Quốc tế(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Thị Thanh Hoài PGS.TS; Chu Văn Hùng ThSTrong bối cảnh một số nước, đặc biệt là các nước mới nổi và đang phát triển tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chủ yếu dựa trên các ưu đãi về thuế, phí, thậm chí còn “cạnh tranh xuống đáy”. Chính sách ưu đãi thuế tại các quốc gia đã tạo cơ hội cho các tập đoàn đa quốc gia tận dụng các kẽ hở quản lý để trốn thuế thông qua những hành vi gây xói mòn cơ sở tính thuế hoặc chuyển giá, chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp. Điều này có ảnh hưởng không tốt đến thu ngân sách nhà nước của các quốc gia, do vậy cần có sự hợp tác, đồng thuận của các nước trong việc bảo vệ nguồn thu. Các nước tham gia Diễn đàn hợp tác chung (IF) đã thống nhất, đặt ra mức thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu nhằm ngăn các công ty đa quốc gia chuyển lợi nhuận sang quốc gia có thuế suất thấp để tránh thuế thu nhập. Bài viết giới thiệu tóm tắt nội dung của thuế tối thiểu toàn cầu, đồng thời nêu ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đến đầu tư quốc tế.
- Ấn phẩmTích hợp các dịch vụ tài chính - nhìn từ góc độ sản phẩm và những khía cạnh cần cân nhắc(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Văn Hiệu PGS.TSXu hướng tích hợp các sản phẩm và dịch vụ tài chính thông qua sự phát triển của công nghệ đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc thay đổi cách thức hoạt động của ngành tài chính. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và blockchain đã mở ra nhiều cơ hội mới để cải thiện trải nghiệm của người dùng, tăng cường hiệu quả và giảm chi phí trong các dịch vụ tài chính. Đồng thời, những tiến bộ này cũng giúp thúc đẩy sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh tài chính mới, chẳng hạn như fintech và ngân hàng số và nhiều mô hình kinh doanh khác.