Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản
Duyệt Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản theo Topic "Quản lý tài chính công"
- Ấn phẩmẢnh hưởng của giám sát tài chính đến tính minh bạch của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Hoàng Thanh Hạnh PGS.TS; Lê Thị Minh Phượng ThSMục đích của bài viết này là đề xuất mô hình nghiên cứu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của giám sát tài chính bởi cơ quan đại diện chủ sở hữu và Cơ quan tài chính tới tính minh bạch của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tại Việt Nam, trên cơ sở phân tích ý nghĩa của việc đánh giá ảnh hưởng của giám sát tài chính đối với tính minh bạch của DNNN tại Việt Nam
- Ấn phẩmChi đầu tư vào năng lượng tái tạo: Giải pháp giảm ô nhiễm môi trường(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Thị Mỹ Linh PGS.TSMục tiêu của bài nghiên cứu này nhằm làm rõ vai trò của đầu tư vào năng lượng tái tạo, hướng đến mục tiêu giảm thiểu các ô nhiễm môi trường. Thực tế rất nhiều quốc gia đã áp dụng giải pháp chi đầu tư vào năng lượng tái tạo, đặc biệt là vai trò chủ đạo của nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước rất quan trọng cho Việt Nam trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cũng như cải thiện môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững. Bài nghiên cứu đã tìm hiểu và phân tích chi đầu tư vào năng lượng tái tạo ở một số quốc gia tiên phong như Đức, Mỹ, Thụy Điển, Nhật Bản và Trung Quốc, từ đó đề xuất các hàm ý cho Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khuyến nghị Việt Nam tập trung vào đầu tư khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo và tăng cường hiệu suất năng lượng, đầu tư xây dựng hệ thống phân loại và xử lý chất thải hiệu quả, trong đó, vai trò của Chính phủ đặc biệt quan trọng trong định hướng chiến lược, cân đối nguồn chi đầu tư từ ngân sách Nhà nước cũng như có chính sách phù hợp ưu đãi nhà đầu tư trong lĩnh vực này.
- Ấn phẩmLập dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện(Học viện Tài chính, 2024) Hoàng Lệ Dung ThSHà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị, khoa học kỹ thuật, trung tâm kinh tế của cả nước. Chi thường xuyên ngân sách địa phương (NSĐP) hàng năm của thành phố Hà Nội là rất lớn. Vì vậy, một trong những yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với thành phố Hà Nội là phải tiếp tục hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSĐP nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách được phân bổ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Bài viết tóm tắt thực trạng quản lý chi thường xuyên NSĐP Thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra một vài khuyến nghị hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSĐP thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
- Ấn phẩmQuản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học công lập: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024-01) Chu Đức Lam Ths.Quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học công lập là hoạt động phối hợp của một tổ chức để nhận toàn bộ giá trị tài sản trong việc cung cấp các mục tiêu, cung cấp dịch vụ. Việc cần thiết để quản lý tài sản công hiệu quả tại các cơ sở giáo dục đại học công lập là xây dựng một hệ thống toàn diện về quản lý tài sản công bao gồm luật và quy định, hệ thống thông tin tài sản và hàng tồn kho, mua bán, đăng ký tài sản, báo cáo tài chính...Việc quản lý tài sản công kết hợp các chính sách, thành phần quản lý trong suốt quá trình vòng đời tài sản từ hình thành tài sản đến kết thúc sử dụng tài sản. Quá trình thiết lập tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học công lập vẫn bắt đầu từ lập lên kế hoạch tài sản công, thiết kế nguồn lực, định hướng sử dụng cho mua sắm, hình thành tài sản đến vận hành, sử dụng, bảo trì và kết thúc tài sản. Bài viết khái quát kinh nghiệm của một số nước về quản lý tài sản công trong các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay và một số khuyến nghị cho Việt Nam.
- Ấn phẩmTác động của chi ngân sách nhà nước đến hoạt động Logistics nhằm phát triển bền vững(Học viện Tài chính, 2024) Hoàng Trung Đức TS; Đặng Quỳnh Trinh TSBài viết này phân tích tác động của chi ngân sách nhà nước (NSNN) đến hoạt động logistics nhằm phát triển bền vững. Việc đầu tư hợp lý và hiệu quả vào cơ sở hạ tầng, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động logistics mà còn góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Ấn phẩmTác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2023(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Thị Thu Trang TS; Phạm Thị Ngọc Vân TSĐầu tư công là động lực, nguồn lực quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Thái Nguyên là một tỉnh có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, là khu vực giao thoa giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô; được Bộ Chính trị xác định là cực tăng trưởng, trung tâm công nghiệp điện tử, chế biến chế tạo trình độ cao của vùng Trung du miền núi phía Bắc. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Thái Nguyên cần tăng cường hoạt động đầu tư công xây dựng hệ thống kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại để tận dụng, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế sẵn có. Bài viết nhằm đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở đó đề ra chính sách phù hợp nhất để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế.