Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản năm 2025
Duyệt Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản năm 2025 theo Topic "Đầu tư tài chính"
- Ấn phẩmCơ hội và thách thức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh mới(Học viện Tài chính, 2025) Bùi Thị Ngọc PGS.TS; Đỗ Văn Đạt ThS; Phạm Thị Hồng Nhung ThSĐầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được công nhận là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nghiên cứu này đánh giá thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 2014 - 2024 theo nhiều giác độ về (i) dòng vốn FDI; (ii) cơ cấu FDI theo ngành; (iii) thu hút FDI theo địa phương; (iv) thu hút FDI theo đối tác và (v) xu hướng FDI xanh. Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, từ đó làm rõ cơ hội và thách thức thu hút FDI vào Việt Nam thích ứng trong bối cảnh mới.
- Ấn phẩmĐẩy mạnh cải cách thể chế và chuyển đổi số là những giải pháp ưu tiên nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Trọng Cơ GS.TS; Nguyễn Thu Trang TSNăm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và chuẩn bị, củng cố các yếu tố nền tảng, làm tiền đề để nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc. Năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GDP đạt trên 8% nhằm “tăng tốc, bứt phá, về đích” tạo tiền đề hướng đến tăng trưởng kinh tế hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, bài viết nghiên cứu thực trạng tăng trưởng kinh tế năm 2024 và để xuất những giáp cơ bản để thực hiện mục tiêu chính phủ đặt ra
- Ấn phẩmPhân tích tác động của các nhân tố lên fdi vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi CPTPP(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Trọng Hòa TSTrong bài báo này, chúng tôi kiểm định tác động của hội nhập thông qua việc thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bằng cách ứng dụng lý thuyết mô hình tự hồi quy phân phối trễ kết hợp với biến tương tác để đo lường ảnh hưởng của một số yếu tố kinh tế đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bao gồm tăng trưởng GDP, độ mở thương mại, phát triển tài chính và an ninh năng lượng sau sự kiện CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam năm 2019. Dữ liệu hàng năm được thu thập từ năm 1992 đến năm 2023 bao gồm các giai đoạn trước và sau khi CPTPP được áp dụng tại Việt Nam. Kết quả thực nghiệm chứng minh việc Việt Nam hội nhập thực thi CPTPP đã dẫn đến tác động có liên quan của tăng trưởng kinh tế đến FDI. Cụ thể, sau khi thực thi CPTPP, ngay sau đó một năm đã nhận thấy tồn tại tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế tới FDI. Điều này khẳng định vai trò của CPTPP được kỳ vọng tạo ra một làn sóng hội nhập mạnh mẽ đối với thu hút FDI vào Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả dòng vốn FDI ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Ấn phẩmThúc đẩy dòng vốn fdi vào Việt Nam trong giai đoạn mới: Vai trò của rủi ro tài chính quốc gia(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Thị Lâm Anh TS; Lưu Hữu Đức TSBài báo làm rõ thực trạng rủi ro tài chính của Việt Nam và tác động của rủi ro tài chính quốc gia đến khả năng thu hút vốn FDI trong giai đoạn 1998 - 2022. Sử dụng dữ liệu của Ngân hàng thế giới về rủi ro quốc gia và FDI từ năm 1998 đến 2022, sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính (PCA), kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng rủi ro tài chính quốc gia biến thiên ngược chiều với dòng vốn FDI. Giai đoạn 1998-2008, dòng vốn FDI vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ nhờ hội nhập kinh tế quốc tế, tăng trưởng kinh tế ổn định và kiểm soát nợ công hiệu quả. FDI sụt giảm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, sau đó phục hồi và đi vào trạng thái ổn định giai đoạn 2011-2022. Kết quả của bài báo là căn cứ để cơ quan quản lý đưa ra giải pháp kiểm soát nợ công, ổn định tỷ giá, cải cách thể chế, xây dựng khung chiến lược quốc gia về quản trị rủi ro nhằm tối ưu hóa khả năng thu hút FDI trong dài hạn.
- Ấn phẩmTiêu chí đánh giá chất lượng thanh tra tài chính dự án đầu tư công(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Văn Bình TSThanh tra tài chính là một công cụ quản lý nhà nước về tài chính nói chung và vốn đầu tư công nói riêng. Hoạt động thanh tra tài chính không chỉ vì mục tiêu quản lý, sử dụng vốn đầu tư công có hiệu quả; ngăn chặn, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; mà còn góp phần hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về tài chính, về đầu tư công… Từ kết quả thanh tra tài chính dự án đầu tư công, các cơ quan quản lý nhà nước nhận diện được những sơ hở, bất cập để sửa đổi chính sách, pháp luật đầu tư công phù hợp với thực tiễn và tăng cường quản lý, theo dõi, giám sát các dự án đầu tư công tốt hơn. Để phát huy được vai trò quan trọng của thanh tra tài chính, cần không ngừng nâng cao chất lượng thanh tra tài chính dự án đầu tư công; muốn vậy trước tiên cần xác định được các tiêu chí đánh giá cụ thể. Nghiên cứu bổ sung vào lý thuyết về thanh tra tài chính, các tiêu chí đánh giá chất lượng thanh tra tài chính dự án đầu tư công theo ba giai đoạn của quy trình tiến hành cuộc thanh tra. Từ các tiêu chí này, tác giả sẽ tiếp tục phát triển các nghiên cứu tiếp theo để đánh giá chất lượng các cuộc thanh tra tài chính dự án đầu tư công và đề xuất các khuyến nghị chính sách trong tương lai.
- Ấn phẩmVai trò của kiểm soát tham nhũng trong mối quan hệ giữa lan tỏa FDI và tăng trưởng xanh ở Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Thùy Trang ThS; Nguyễn Minh Ngọc PGS.TSTác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FS) có thể bị bóp méo bởi tham nhũng (COR), từ đó ảnh hưởng tới tăng trưởng xanh. Sử dụng dữ liệu mảng của 63 tỉnh/thành phố ở Việt Nam từ năm 2011 đến 2022, Nghiên cứu này phân tích tác động của lan tỏa FDI tới tăng trưởng xanh và đánh giá ảnh hưởng điều tiết của kiểm soát tham nhũng tới mối quan hệ kể trên. Từ kết quả nghiên cứu, một số gợi ý chính sách được đưa ra, nhấn mạnh chính phủ cần kiểm soát tham nhũng để thúc đẩy lan tỏa FDI, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn với tăng trưởng xanh, bền vững.