Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản năm 2025
Duyệt Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản năm 2025 theo Topic "Ngân hàng"
- Ấn phẩmẢnh hưởng của danh tiếng ngân hàng đến sự gắn bó thương hiệu của khách hàng với các ngân hàng thương mại Việt Nam, vai trò trung gian của giá trị cảm nhận và niềm tin thương hiệu(Học viện Tài chính, 2025) Lê Nam Long ThS; Nguyễn Thị Thanh Nga ThSNghiên cứu này nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của danh tiếng ngân hàng đến giá trị cảm nhận, niềm tin thương hiệu và sự gắn bó thương hiệu của khách hàng với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Mô hình nghiên cứu dựa trên lý thuyết S-O-R, đánh giá tác động trực tiếp và gián tiếp của danh tiếng ngân hàng thông qua hai biến trung gian là giá trị cảm nhận và niềm tin thương hiệu. Mẫu nghiên cứu gồm 362 khách hàng từ 18 tuổi trở lên sử dụng dịch vụ ngân hàng. Kết quả cho thấy danh tiếng ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến giá trị cảm nhận, niềm tin thương hiệu và sự gắn bó thương hiệu. Nghiên cứu cũng xác định vai trò trung gian của giá trị cảm nhận và niềm tin thương hiệu trong mối quan hệ này. Kết quả này cung cấp cơ sở để đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng cảm nhận và niềm tin thương hiệu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Ấn phẩmCác nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng tại các hộ gia đình ở Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Trần Thị Thu Hường TS; Đinh Thị Kim CúcBài nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ gia đình Việt Nam bằng phương pháp hồi quy tuyến tính. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ tập dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2018 và 2020 với số lượng 9.396 người dân tham gia thực hiện khảo sát liên quan đến việc sở hữu, sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng. Kết quả cho thấy, độ tuổi, trình độ học vấn, việc sử dụng internet, số thành viên lao động có tác động ngược chiều với khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình ở Việt Nam. Tình trạng hôn nhân, quy mô hộ gia đình tác động cùng chiều đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, vẫn có một biến thu nhập đang có dấu tác động trái ngược nhau trong hai mô hình của 2 năm 2018 và 2020. Dựa trên các phát hiện, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị đối với tổ chức tín dụng, hộ gia đình, từ phía môi trường kinh tế - xã hội.
- Ấn phẩmCác yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn thanh toán bằng ví điện tử momo của sinh viên(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Thị Thanh Nhàn TSTại Việt Nam, thanh toán trực tuyến đã và đang được đẩy mạnh phát triển nhằm cung cấp cho người dân hình thức thanh toán hiện đại và phù hợp với nhu cầu của họ. Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trên thế giới đã góp phần thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Để hướng tới mục tiêu một nền kinh tế 90% không dùng tiền mặt bằng cách giảm các giao dịch tiền mặt và tăng thanh toán điện tử, trong đó ít nhất 50% tổng số hộ gia đình ở thành phố sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử cho giao dịch hàng ngày, việc phát triển các phương tiện trung gian thanh toán như ví điện tử là vô cùng cần thiết. Trong nội dung bài báo này, tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn thanh toán điện tử bằng ví Momo của sinh viên thông qua khảo sát tại Hà Nội và Hải Phòng trong thời gian từ tháng 1 năm 2025 đến tháng 4 năm 2025, để từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu.
- Ấn phẩmCác yếu tố ảnh hưởng tới giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Thị Khuyên TSNghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ 208 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán là Sở giao dịch TP. HCM và Sở giao dịch Hà Nội (nay là Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam). Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), mô hình hồi quy cố định (FEM), mô hình hồi quy ngẫu nhiên (REM) và sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình. Kết quả cho thấy, mô hình FEM là phù hợp nhất và có ba biến có tác động gồm: quy mô doanh nghiệp, cổ tức bằng tiền, số năm hoạt động ảnh hưởng đến giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2023.
- Ấn phẩmCảm nhận hạnh phúc tài chính của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng sử dụng blockchain(Học viện Tài chính, 2025) Tăng Mỹ Sang TSBài viết nhằm tìm hiểu cảm nhận hạnh phúc tài chính của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng sử dụng blockchain. Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp định lượng thông qua dữ liệu khảo sát từ 383 khách hàng đang sử dụng các dịch vụ có ứng dụng blockchain tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Quá trình xử lý dữ liệu được thực hiện qua hai bước gồm đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả đã chỉ ra rằng tuân thủ quy định, hiệu quả và an toàn có tác động tích cực và đáng kể đến cảm nhận sự minh bạch thông tin và hạnh phúc tài chính của khách hàng. Kết quả cũng xác nhận vai trò trung gian của cảm nhận sự minh bạch thông tin. Các hàm ý quản trị đã được đưa ra dựa trên các kết quả này.
- Ấn phẩmChất lượng tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Từ Liêm(Học viện Tài chính, 2025) Giang Ngọc Hà Linh; Nguyễn Thị Việt Nga PGS.TS; Trần Minh Đức; Lê Thanh Hải ThSChất lượng tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM, là yếu tố quyết định sự thành bại của mỗi ngân hàng. Thực tế hiện nay, nợ xấu tại các NHTM vẫn đang ở mức khá cao, do vậy bên cạnh việc cơ cấu lại, xử lý nợ xấu, các NHTM còn cần phải tìm các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của mình, đây là điều kiện để gia tăng dư nợ tín dụng một cách bền vững. Bài viết phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Từ Liêm và đề xuất định hướng giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
- Ấn phẩmĐổi mới các quy định pháp lý liên quan đến quy trình cho vay và một số khuyến nghị đối với các tổ chức tín dụng(Học viện Tài chính, 2025) Đỗ Thị Thu Hà TSTrong bối cảnh chuyển đổi số trong ngành ngân hàng tài chính diễn ra hết sức mạnh mẽ cũng là động lực để các ngân hàng thương mại (nhtm) tích cực trong việc cải tiến, đổi mới quy trình cho vay theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm tăng tiện ích thuận lợi cho khách hàng mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối và mang lại hiệu quả cho ngân hàng. cùng với xu hướng tất yếu đó, các quy định pháp lý điều chỉnh quy trình cho vay cũng có rất nhiều sự thay đổi phù hợp, tạo cơ sở pháp lý cho các nhtm xây dựng quy trình cho vay an toàn, hiệu quả và phù hợp với mục tiêu hoạt động của ngân hàng mình. bài viết sẽ tiến hành hệ thống hóa các quy định pháp lý liên quan đến quy trình cho vay tại các nhtm việt nam, phân tích các điểm mới trong từng giai đoạn. kết quả của nghiên cứu khẳng định các thay đổi trong pháp lý điều chỉnh quy trình cho vay là hoàn toàn phù hợp và góp phần nâng cao sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động cho vay của các nhtm. nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với các nhtm việt nam trong bối cảnh đổi mới các quy định pháp lý liên quan.
- Ấn phẩmĐổi mới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay(Học viện Tài chính, 2025) Nghiêm Văn Bảy TS; Đào Thị Lan Anh ThSSự phát triển của công nghệ thông tin và máy tính đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Đổi mới này tập trung vào việc tích hợp số hóa vào mọi lĩnh vực ngân hàng nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường và nhu cầu của khách hàng. Trong bài viết này sẽ nghiên cứu về chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh, từ đó dưa ra một số giải pháp giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả và đưa ra trải nghiệm khách hàng một cách dễ dàng và hấp dẫn.
- Ấn phẩmĐổi mới quy trình cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Thị Thu Trang TS; Nguyễn Bích Ngọc TSĐể hoạt động hiệu quả hơn và phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, các ngân hàng thương mại Việt Nam liên tục thực hiện đổi mới trên tất cả các phương diện về sản phẩm, quy trình, cơ cấu tổ chức và vận hành. Trong đó đổi mới quy trình cho vay đóng vai trò quan trọng do cho vay hiện vẫn là hoạt động chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bằng phương pháp khảo sát, nghiên cứu tiến hành khảo sát để phân tích về động cơ và thực trạng hoạt động đổi mới quy trình cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động này
- Ấn phẩmDự báo lạm phát tại Việt Nam từ biến động cung tiền - Ứng dụng mô hình kinh tế lượng(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Văn Bình TS; Hồ Thị Hoài Thu TSLạm phát là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của nền kinh tế, trong đó cung tiền đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến lạm phát thông qua kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ. Ở Việt Nam, mối quan hệ giữa cung tiền với lạm phát đã được nghiên cứu rộng rãi song vẫn còn nhiều tranh luận về mức độ ảnh hưởng và khả năng dự báo. Nghiên cứu tập trung vào việc dự báo lạm phát tại Việt Nam dựa trên biến động cung tiền thông qua việc sử dụng mô hình kinh tế lượng. Bằng cách sử dụng phân tích dữ liệu theo chuỗi thời gian, nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa tăng trưởng cung tiền và lạm phát đồng thời đánh giá khả năng dự báo của mô hình thống kê. Kết quả nghiên cứu không chỉ giúp hiểu rõ hơn về tác động của cung tiền đối với lạm phát mà còn cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách tiền tệ hiệu quả ở Việt Nam.
- Ấn phẩmHiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần không có vốn nhà nước tại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Trần Thanh Hải ThS; Dương Văn Mười; Lều Thị Phương Thảo; Trần Thu HàNghiên cứu tập trung đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần không có vốn Nhà nước tại Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022, sử dụng phương pháp đường bao dữ liệu mạng hai giai đoạn. Kết quả cho thấy hiệu quả hoạt động của nhóm ngân hàng này có xu hướng giảm, chủ yếu do tác động từ hoạt động cho vay trước đại dịch Covid-19 và việc huy động vốn trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Dựa trên các kết quả phân tích, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng này trong thời gian tới.
- Ấn phẩmKinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số ngân hàng thương mại và bài học cho Vietcombank(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Hữu Khoa ThSTrong hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro có thể gặp phải và một trong số những rủi ro mà các ngân hàng thường phải đối mặt đó là nợ xấu gia tăng. Nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng, khả năng thanh khoản, làm suy giảm năng lực tài chính và uy tín của ngân hàng, cản trở đến khả năng tiếp cận vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Do vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý nợ xấu là một trong những vấn đề cần thiết, có ý nghĩa lớn đối với ngân hàng. Bài viết nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý nợ xấu tại 2 ngân hàng lớn tại Việt Nam là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) từ đó rút bài học cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có thể áp dụng.
- Ấn phẩmKinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về kiểm soát nội bộ tại các Ngân hàng thương mại(Học viện Tài chính, 2025) Ma Thị Hường TSViệt Nam
- Ấn phẩmMối quan hệ giữa phát triển tài chính và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Quốc Hưng ThSBài báo nghiên cứu tác động của sự phát triển tổ chức tài chính đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính niêm yết của 26 NHTM trong giai đoạn 2008-2022, kết hợp với dữ liệu phát triển tài chính từ cơ sở dữ liệu GFDD của World Bank, IMF và Federal Reserved System,… Phân tích thực hiện bằng phần mềm STATA 15 cho thấy, ba trong bốn khía cạnh phát triển các tổ chức tài chính có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng: chiều sâu tài chính và sự ổn định tài chính có tác động ngược chiều, trong khi hiệu quả tài chính lại có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các kiến nghị cho nhà nước và NHTM nhằm cải thiện mức độ rủi ro tín dụng của các NHTM tại Việt Nam.
- Ấn phẩmMột số vấn đề cơ bản về hoạt động ngân hàng xanh và nghiên cứu thực nghiệm tại BIDV(Học viện Tài chính, 2025) Đặng Thị Ngọc Lan TSViệt Nam đã có Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, ngành ngân hàng đã có Chỉ thị số 03 và Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng về tăng trưởng xanh và Sổ tay đánh giá rủi ro môi trường xã hội. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã triển khai hoạt động tín dụng xanh đối với các dự án năng lượng sạch, nông nghiệp xanh và xử lý chất thải, tuy nhiên dư nợ đối với các dự án xanh mới chỉ đạt 1,8% tổng dư nợ của ngân hàng. Để phát triển hơn nữa hoạt động ngân hàng xanh, BIDV nói riêng các ngân hàng nói chung cần tăng cường triển khai Bộ nguyên tắc Ngân hàng có trách nhiệm, huy động trái phiếu xanh và đề xuất Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có những giải pháp khuyến khích về tài chính cụ thể đối với hoạt động ngân hàng xanh.
- Ấn phẩmNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên đại học khu vực thành phố Hà Nội(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Bảo Ngọc TSNếu thế hệ người tiêu dùng trước đây khá hạn chế khi sử dụng thẻ tín dụng và chú trọng tiết kiệm bằng cắt giảm chi tiêu thì thẻ tín dụng lại là phương thức thanh toán yêu thích đáp ứng đa dạng nhu cầu từ tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư và thể hiện tư duy dùng tiền thông minh của giới trẻ hiện nay. Bài nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các lý luận và thực tiễn từ các công trình nghiên cứu, tác giả tổng hợp và đề xuất mô hình nghiên cứu gồm tổng 24 biến quan sát, trong đó có 21 biến độc lập xoay quanh 5 giải thuyết từ H1 đến H5 và 3 biến phụ thuộc về hành vi sử dụng thẻ tín dụng. Tác giả áp dụng phương pháp khảo sát 160 sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4 tập trung chủ yếu vào bốn trường Đại học thuộc khối kinh tế tại thành phố Hà Nội có sử dụng thẻ tín dụng bằng bảng hỏi. Quá trình biên tập chi tiết đã loại bỏ các bảng trả lời không đạt yêu cầu và thu được 126 bảng trả lời đạt yêu cầu được đưa vào phân tích qua ứng dụng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ mức
- Ấn phẩmNghiên cứu hoàn thiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kho bạc nhà nước(Học viện Tài chính, 2025) Lê Hùng Sơn PGS.TS; Trần Phương Thảo ThSTrước yêu cầu cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Chính phủ, thực hiện Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến năm 2030 hướng đến mục tiêu hình thành Kho bạc số, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của KBNN trong thời gian tới là tiếp tục nghiên cứu, rà soát sửa đổi Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/11/2020 của Chính phủ quy định về TTHC thuộc lĩnh vực KBNN (sau đây gọi tắt là Nghị định số 11/2020/NĐ-CP) theo hướng tái cấu trúc lại quy trình, đơn giản hóa TTHC, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn, nâng cao hiệu quả thực thi, hướng tới thực hiện giải quyết TTHC hoàn toàn trên môi trường điện tử, trên cơ sở kết nối, chia sẻ dữ liệu số giữa các bộ, ngành và liên thông hệ thống công nghệ thông tin giữa KBNN với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN). Để thực hiện được những mục tiêu trên, đòi hỏi KBNN phải nghiên cứu, rà soát và hoàn thiện các quy định pháp lý tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP, góp phần tạo ra cơ sở pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả cải cách TTHC trong lĩnh vực KBNN
- Ấn phẩmNghiên cứu rủi ro phá sản của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Phan Hoàng Phúc ThS; Nguyễn Trọng Cơ GS.TS.Bài viết nghiên cứu khả năng phá sản của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Tác giả sử dụng mô hình kinh điển Z-score của Altman (1968) để tính toán chỉ số Z-score của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2026-2023. Kết quả cho thấy một số doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao, phản ánh sự yếu kém trong khả năng quản lý tài sản, dòng tiền và lợi nhuận. Hơn thế, nghiên cứu không chỉ cung cấp công cụ hữu ích cho doanh nghiệp và nhà đầu tư trong việc đánh giá rủi ro mà còn hỗ trợ cơ quan quản lý xây dựng chính sách nâng cao tính bền vững và minh bạch của TTCK Việt Nam, qua đó góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của phá sản và thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.
- Ấn phẩmPhát triển liên kết giữa công ty fintech và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Mạc Huyền Mai ThS; Nguyễn Đình Hoàn TS; Hồ Đức ĐạtTrong xu hướng toàn cầu hiện nay, các tổ chức tài chính đang nỗ lực hết mình hướng tới tài chính thông minh để thu được lợi ích của số hóa. Công nghệ tài chính (Fintech) được đánh giá là có tiềm năng to lớn và có nhiều tác động đến ngành Ngân hàng cũng như các lĩnh vực khác trên toàn thế giới. Các công ty Fintech đang tăng cường cộng tác với các ngân hàng thương mại (NHTM) nhằm hưởng lợi từ kinh nghiệm, chuyên môn của các ngân hàng và thuận lợi trong mở rộng quy mô phát triển. Đổi lại, các công ty Fintech cung cấp cho các ngân hàng nền tảng hiện đại nhất để tiếp cận những khách hàng mới và gia tăng trải nghiệm khách hàng hiện hữu. Qua tìm hiểu thực trạng hợp tác giữa các NHTM Việt Nam và các công ty Fintech, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý nhằm phát triển mối liên kết này trong thời gian tới
- Ấn phẩmPhát triển năng lực số cho nhân lực ngành ngân hàng Việt Nam - Một số khuyến nghị(Học viện Tài chính, 2025) Vũ Mai Chi TSThế giới đang bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số, với sự thâm nhập mạnh mẽ của công nghệ vào mọi lĩnh vực đời sống và kinh tế. Ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng này. Bài nghiên cứu sẽ phân tích thực trạng phát triển năng lực số ngành ngân hàng Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng số cho nguồn nhân lực. Các khuyến nghị bao gồm hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường hợp tác quốc tế, xây dựng môi trường làm việc số và cải tiến chương trình đào tạo. Những giải pháp này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số thành công, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng và đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
- Ấn phẩmPhát triển thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp(Học viện Tài chính, 2025) Bùi Thu Hiền TSNhằm mục tiêu thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và các cam kết hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, trái phiếu xanh (TPX) là một trong những nguồn vốn vay tài chính quan trọng. Tuy nhiên, thị trường TPX tại Việt Nam vẫn còn chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng. Bài viết phân tích thực trạng của thị trường TPX tại Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của công cụ tài chính này. Cụ thể, các khuyến nghị bao gồm hoàn thiện khung pháp lý, áp dụng ưu đãi thuế để khuyến khích doanh nghiệp tham gia, đồng thời tăng cường nhận thức cộng đồng và thúc đẩy quá trình hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Việc xây dựng một hệ sinh thái TPX vững chắc không chỉ giúp huy động nguồn vốn xanh mà còn thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, góp phần hiện thực hóa tầm nhìn dài hạn về một nền kinh tế xanh và phát triển bền vững.
- Ấn phẩmPhát triển tín dụng xanh tại Việt Nam - Thực trạng và hàm ý chính sách(Học viện Tài chính, 2025) Đinh Quang Minh; Đinh Chí Trung; Ngân hàng thương mại; Tín dụng xanh; Phát triển bền vữngTrước những thách thức to lớn từ hậu quả biến đổi khí hậu toàn cầu, phát triển bền vững được coi là vấn đề trọng tâm trong tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trên Thế giới. Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, Chính phủ các nước đã và đang triển khai nhiều giải pháp để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, đảm bảo môi sinh - môi trường. Trong các giải pháp về tài chính, “tín dụng xanh” được xem là giải pháp có hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, từ đó, góp phần hướng tới phát triển kinh tế bền vững. Tại Việt Nam, tín dụng xanh bắt đầu được quan tâm từ năm 2015. Trong những năm qua, lĩnh vực này đã có những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, để phát triển tín dụng xanh một cách chắc chắn và tạo dấu ấn, Chính phủ và các TCTD cần có các giải pháp đồng bộ, khả thi. Trong nội dung bài viết, tác giả nghiên cứu thực trạng cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam.
- Ấn phẩmQuản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Hữu Khoa ThSNợ xấu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM). Sự gia tăng nợ xấu không chỉ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng do phải gánh chịu chi phí dự phòng rủi ro cao, mà còn đẩy ngân hàng vào nguy cơ mất vốn và suy giảm khả năng thanh khoản. Hơn nữa, nợ xấu còn làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của khách hàng, nhà đầu tư và các đối tác. Những hệ lụy này cho thấy rằng việc kiểm soát và quản lý nợ xấu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững và hiệu quả của ngân hàng. Bài viết tập trung phân tích thực trạng nợ xấu, thực trạng quản lý nợ xấu của Vietcombank, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại từ đó đề xuất các giải pháp quản lý nợ xấu của Vietcombank trong thời gian tới.
- Ấn phẩmQuản trị rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Thị Lan Anh TSViệc quản trị rủi ro chất lượng tín dụng là rất cần thiết đối với ngân hàng thương mại (NHTM). Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quản trị rủi ro trong NHTM của một số quốc gia trên thế giới, bài viết đưa ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về quản lý chất lượng tín dụng của NHTM.