Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản năm 2025
Duyệt Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản năm 2025 theo Topic "Phân tích chính sách tài chính"
- Ấn phẩmẢnh hưởng của kinh tế số đến biến đổi xã hội Việt Nam và hàm ý chính sách hướng tới phát triển bền vững(Học viện Tài chính, 2025) Đặng Thị Huyền Anh PGS.TSPhát triển bền vững là mục tiêu toàn cầu, được cụ thể hóa qua 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu của Liên Hợp quốc, nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. Tại Việt Nam, chuyển đổi số và sự phát triển kinh tế số đang diễn ra nhanh chóng, dẫn đến xu hướng biến đổi xã hội, tạo ra cơ hội và thách thức đối với mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Một mặt, chuyển đổi số thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, góp phần tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Mặt khác, quá trình này cũng dẫn đến những vấn đề như thay đổi trong hành vi tiêu dùng và tương tác, thay đổi thị trường lao động và thay đổi trong phân tầng xã hội. Qua phân tích thực trạng, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số một cách bền vững, bao gồm hoàn thiện thể chế, phát triển hạ tầng kỹ thuật số, nâng cao năng lực nguồn nhân lực, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, bảo đảm an toàn thông tin và xây dựng văn hóa trên môi trường số.
- Ấn phẩmChính sách tài chính nhằm thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Tiếp cận từ lý luận(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Đào Tùng PGS.TS; Vũ Duy Nguyên PGS.TSNghiên cứu tập trung phân tích, hệ thống hóa lý luận về chính sách tài chính thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Cụ thể, trên cơ sở phân tích đặc điểm, tiêu chí đánh giá, nguyên tắc hoạt động và tầm quan trọng của mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, nghiên cứu đã tập trung làm sáng rõ đặc điểm, vai trò, cơ chế tác động và nội dung của các chính sách tài chính trên nền tảng của các lý thuyết kinh tế, tài chính vĩ mô. Nghiên cứu góp một phần quan trong về nghiên cứu lý luận và cơ sở khoa học cho công tác hoạch định, tổ chức triển khai, đánh giá, điều chỉnh đối với các chính sách chi ngân sách nhà nước, chính sách thuế, phí, chính sách tín dụng ưu đãi và chính sách bảo hiểm nhằm thúc đẩy mô hình KTTH trong nông nghiệp ở Việt Nam.
- Ấn phẩmChính sách tài chính phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường sắt ở Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Phạm Thị Lợi ThS; Trần Hà Thanh TSVận tải đường sắt đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải quốc gia với nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, thời gian qua, không chỉ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường sắt ở Việt Nam xuống cấp, lạc hậu mà “chiếc áo” cơ chế chật chội cũng gây thách thức cho sự phát triển của ngành. Điều này khiến thị phần vận tải của ngành đường sắt giảm sút và khó cạnh tranh với các loại hình vận tải khác. Bài viết nghiên cứu thực trạng chính sách tài chính phát triển giao thông vận tải đường sắt ở Việt Nam thời gian qua, từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách tài chính phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Ấn phẩmĐánh giá tăng trưởng kinh tế xanh dựa trên bối cảnh kinh tế - xã hội và đặc điểm tăng trưởng của Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Lê Thị Mai Hương PGS.TS; Bùi Tiến Thịnh TSBài viết dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban ngành trong giai đoạn 2010-2023, đồng thời dựa trên bối cảnh kinh tế xã hội và đặc điểm tăng trưởng của Việt Nam nhằm đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế xanh của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận thông qua chỉ tiêu tổng thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người gia tăng. Cơ cấu GDP đã sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ và ngành công nghiệp, đồng thời giảm dần tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp và ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của cả nước; năng suất lao động, thu nhập bình quân đầu người, hệ số GINI, hệ số HDI, trình độ học vấn của lao động Việt Nam đều có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, trình độ học vấn, năng suất lao động vẫn còn thấp nhất là khi so sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
- Ấn phẩmKinh nghiệm phát triển năng lượng xanh của Đài Loan (TQ) và bài học cho Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Trần Thế Tuân TSNăng lượng tái tạo đang trở thành xu thế toàn cầu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Đài Loan đã thành công trong việc xây dựng chiến lược phát triển năng lượng tái tạo thông qua các chính sách đồng bộ, đầu tư vào công nghệ tiên tiến và thúc đẩy nhận thức cộng đồng. Các nguồn năng lượng tái tạo chủ lực như năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt và thủy điện đóng vai trò quan trọng trong việc giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế xanh. Trên cơ sở phân tích các chính sách và mô hình phát triển của Đài Loan, bài viết đề xuất các giải pháp khả thi cho Việt Nam, bao gồm xây dựng hành lang pháp lý, thúc đẩy đầu tư, ứng dụng công nghệ và nâng cao nhận thức xã hội, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng năng lượng tái tạo, từ đó xây dựng một nền kinh tế xanh và bền vững.
- Ấn phẩmKinh tế Việt Nam 2024 - Dự báo và giải pháp cho 2025(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Thị Hằng TS; Ngô Thế Chi GS.TSNăm 2024, tình hình kinh tế, chính trị Thế giới vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp; kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức; môi trường tự nhiên và biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt; cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia ngày càng gay gắt, gia tăng căng thẳng địa chính trị; chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, xung đột quân sự Nga- Ukraina ngày càng gia tăng; tình hình Trung Đông bên bờ vực chiến tranh toàn diện vì xung đột Iran-Israel. Song, kinh tế Việt Nam nhìn chung vẫn ổn định và phát triển khả quan. Bài viết khái quát tình hình kinh tế Việt Nam năm 2004 và đề xuất một số giải pháp cho năm 2025.
- Ấn phẩmMô hình nghiên cứu và bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững: Trường hợp nghiên cứu điển hình tại Long An(Học viện Tài chính, 2025) Đỗ Văn Quang PGS.TS; Nguyễn Thiện Dũng PGS.TS; Nguyễn Huỳnh Phương Thảo ThSPhát triển du lịch theo hướng bền vững đã và đang trở thành một xu thế tất yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam nói chung và với tỉnh Long An nói riêng. Bài viết trình bày mô hình nghiên cứu và bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Long An, Việt Nam.
- Ấn phẩmNghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra về chính sách tài chính nhằm phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Đào Tùng PGS.TS; Nguyễn Hữu Đại TS; Bùi Thị Minh Nguyệt ThSNghiên cứu này tập trung phân tích các kinh nghiệm quốc tế về chính sách tài chính phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, nhằm hướng đến mục tiêu rút ra các bài học áp dụng cho Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu tổng hợp các chính sách tài chính và hỗ trợ từ các khu vực tiêu biểu như Liên minh Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. Bằng cách so sánh các chiến lược và phương pháp tài chính của các quốc gia này, nghiên cứu đánh giá những yếu tố thành công và thách thức trong việc triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Những kinh nghiệm quốc tế cung cấp những gợi ý quan trọng về các chính sách tài chính và các yếu tố cần thiết để điều chỉnh và áp dụng phù hợp với điều kiện và nhu cầu của Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam.
- Ấn phẩmNhững yếu tố ảnh hưởng phát triển du lịch xanh ở tỉnh Phú Thọ và một số giải pháp(Học viện Tài chính, 2025) Đỗ Thị Nâng TS; Nguyễn Hoàng Phong; Trần Thị ThảoDu lịch xanh được định nghĩa là các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường và có nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Dựa trên kết quả khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch xanh ở tỉnh Phú Thọ, bài viết gợi ý một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch xanh ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn tiếp theo như tiếp tục đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch xanh cho các đối tượng nhà quản lý, doanh nghiệp, người dân và khách du lịch; hoàn thiện thế chế chính sách về phát triển du lịch xanh; phát triển nguồn nhân lực gắn với phát triển du lịch xanh; phát triển sản phẩm du lịch xanh…
- Ấn phẩmPhân tích vai trò của mô hình kinh tế hợp tác xã đối với phát triển bền vững và hàm ý chính sách cho Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Thị Hoài Thu TSBài viết phân tích vai trò của mô hình kinh tế hợp tác xã đối với phát triển bền vững bắt nguồn từ các giá trị và nguyên tắc của mô hình hợp này. Bài viết khẳng định rằng mô hình hợp tác xã với các giá trị cốt lõi như tự lực, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, công bằng và đoàn kết, cùng bảy nguyên tắc hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững. Hợp tác xã có đóng góp vào quá trình đạt được các mục tiêu phát triển bền vững như giảm nghèo, bất bình đẳng giới, nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, tạo công việc tử tế, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ năng lượng bền vững. Trên cơ sở phân tích và thực tiễn ở Việt Nam, bài viết đề xuất một số hàm ý chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác xã gắn với mục tiêu phát triển bền v ững ở Việt Nam.
- Ấn phẩmPhát triển kinh tế tư nhân đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng(Học viện Tài chính, 2025) Tô Lâm GS TS