Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản năm 2025
Duyệt Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản năm 2025 theo Topic "Phân tích tài chính"
- Ấn phẩmGiải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cư dân nông thôn vùng Tây Nam Bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Thị Bạch Tuyết TSTây Nam Bộ đang chịu tác động mạnh mẽ bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Với cư dân nông thôn, hoạt động sinh kế của họ chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động dịch vụ liên quan, biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh kế của người dân, đe dọa an ninh lương thực quốc gia. Do vậy, bên cạnh việc nghiên cứu, tổng kết, xây dựng các mô hình sinh kế chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu thì việc đề xuất các giải pháp hỗ trợ thực hiện sinh kế bền vững cho cư dân nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong khuôn khổ bài viết này, nhóm tác giả phân tích những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến hoạt động sinh kế của cư dân nông thôn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo hoạt động sinh kế cư dân nông thôn vùng Tây Nam Bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
- Ấn phẩmKinh tế Việt Nam giai đoạn 2020 - 2024 và giải pháp cho tăng trưởng giai đoạn 2025 - 2030(Học viện Tài chính, 2025) Ngô Thế Chi GS.TS; Hoàng Thị Huyền TSNăm năm qua, mặc dù tình hình kinh tế, chính trị Thế giới có nhiều biến động; chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, xung đột quân sự Nga - Ukraina chưa có hồi kết, thậm chí ngày càng gia tăng; tình hình Trung Đông bên bờ vực chiến tranh toàn diện vì xung đột Iran - Israel; biến đổi khi hậu, thiên tai, bão lũ gia tăng. Song, kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi và phát triển khả quan. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2020-2024 và giải pháp phát triển đến năm 2030.
- Ấn phẩmMối quan hệ giữa tỷ giá, lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Trần Thị Liễu ThS; Hà Minh Sơn PGS.TSTỷ giá hối đoái là một trong những biến số quan trọng ảnh hưởng đến sự cân bằng của nền kinh tế. Sự biến động của tỷ giá có thể dẫn đến những tác động trực tiếp và gián tiếp lên mức lạm phát và khả năng tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, lạm phát, với vai trò là một chỉ số đo lường sự tăng giá của hàng hóa và dịch vụ, lại có khả năng làm biến đổi sức mua của đồng tiền, ảnh hưởng đến tổng cầu và tổng cung của nền kinh tế. Giai đoạn 2006 - 2024, Việt Nam đã trải qua nhiều thách thức và biến động kinh tế đáng kể. Từ những cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự gia tăng của giá dầu và hàng hóa, cho đến các chính sách tiền tệ và tài khóa của Nhà nước, tất cả đều tác động đến mối quan hệ phức tạp giữa tỷ giá, lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu của bài báo này là phân tích các yếu tố kể trên, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá và khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế trong tương lai. Nghiên cứu mối quan hệ này không chỉ có ý nghĩa lý thuyết mà còn mang tính ứng dụng cao, hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và nhà nghiên cứu trong việc ra quyết định kinh tế
- Ấn phẩmNâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Trần Văn Khởi TS; Đậu Thế Tụng TS; Phạm Xuân Khánh TSNghiên cứu khoa học, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở đào tạo nói chung và các trường cao đẳng nghề nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng nhà trường, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; gắn kết nghiên cứu khoa học, giảng dạy với thực tiễn... Nội dung, nhiệm vụ này đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đề cập, chỉ đạo trong nhiều văn bản, nghị quyết. Tuy vậy có thể nói kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017, về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, nhiệm vụ này lại được thúc đẩy, các trường cao đẳng nghề quan tâm triển khai thực hiện như một phong trào, tạo không khí mới
- Ấn phẩmPhát triển kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và một số giải pháp(Học viện Tài chính, 2025) Đào Thu Trà TSSau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn, tiệm cận dần với các mục tiêu phát triển bền vững mà Liên hợp quốc đã đề ra; trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, dưới tác động của các xu hướng mới, như chuyển đổi số, đô thị hóa và biến đổi khí hậu, việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của kinh tế nông nghiệp đang gặp phải thách thức không nhỏ. Bài viết khái quát thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2019-2024, từ đó đề xuất một số giải pháp liên quan trong thời gian tới
- Ấn phẩmTác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Trần Văn Hùng PGS.TS; Lê Thị Mai Hương PGS.TS; Đinh Thị Thu Thủy ThS; Thái Hữu Thọ ThSNghiên cứu phân tích dữ liệu chuỗi thời gian các biến số kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1986 - 2023 để đánh giá tác động của ba yếu tố chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn bằng việc sử dụng mô hình ARDL. Dựa trên kết quả nghiên cứu đề xuất việc tích hợp ba yếu tố trên sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định và bền vững. Các hàm ý chính sách nhấn mạnh sự cần thiết cải cách thể chế, đầu tư vào hạ tầng chiến lược và phát triển nguồn nhân lực để tối ưu hóa tiềm năng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn.
- Ấn phẩmXu hướng biến đổi quan hệ phân phối trên thế giới và tác động đến Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Thị Như Hà PGS.TSBối cảnh thế giới ngày nay, các quan hệ kinh tế có những biến đổi và có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu xu hướng biến đổi các quan hệ kinh tế của thế giới là cần thiết để cung cấp cơ sở cho việc hoạch định các chính sách giúp Việt Nam chủ động khai thác các yếu tố tích cực trong hội nhập quốc tế. Bài viết sẽ nghiên cứu xu hướng biến đổi của một trong các quan hệ kinh tế đang diễn ra trên thế giới - đó là quan hệ phân phối và tác động của nó đến Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp giải quyết quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị tường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.