Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản năm 2025
Duyệt Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản năm 2025 theo Topic "Quản lý tài chính công"
- Ấn phẩmCác yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng của người dân tỉnh vĩnh phúc về việc tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới nâng cao(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Văn Mạnh ThSNhiều nghiên cứu chứng minh được sự thành bại của việc thực hiện một chương trình chính sách công, phụ thuộc vào mức độ sẵn lòng tham gia của người dân. Bài viết dưới đây vận dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Aijen nhằm tìm hiểu và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng của người dân tỉnh Vĩnh Phúc tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới nâng cao từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả triển khai chương trình và huy động tối đa nguồn lực cộng đồng.
- Ấn phẩmCác yếu tố tác động tới quản trị tài chính các trường đại học công lập trên địa bàn tp. Hồ Chí Minh(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Tấn Lượng ThSTừ các giả thuyết nghiên cứu và bản khảo sát được thiết kế, tác giả đã thực hiện khảo sát xã hội học với 120 kế toán, thành viên Hội đồng trường, Ban giám hiệu tại 29 trường đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh, sau đó sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để thực hiện phân tích dữ liệu thu được. Kết quả cho thấy quản trị tài chính trường Đại học công lập phụ thuộc vào hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước liên quan đến quản trị tài chính trường Đại học công lập, môi trường kinh tế - xã hội, chiến lược của Nhà trường, các nguồn lực và hệ thống thông tin nội bộ của Trường Đại học công lập. Đây là những yếu tố có tác động và ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến quản trị tài chính trường đại học công lập.
- Ấn phẩmCải cách tài chính công tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp đến năm 2030(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Hữu Tân TS; Hoàng Minh Tùng ThSBài viết phân tích thực trạng hệ thống tài chính công Việt Nam, tập trung vào ba thành tố trọng tâm: Ngân sách nhà nước (NSNN), các quỹ tài chính nhà nước, và tài chính đơn vị sự nghiệp công lập. Trong bối cảnh cải cách hành chính, bài viết chỉ ra những hạn chế như phân bổ ngân sách thiếu hiệu quả, thiếu minh bạch trong quản lý quỹ, và cơ chế tự chủ tài chính chưa linh hoạt. Các giải pháp đề xuất cải cách tài chính công đến năm 2030 bao gồm phân cấp quản lý ngân sách, áp dụng công nghệ số để tăng tính minh bạch, cải cách chính sách tiền lương gắn với hiệu suất, và tăng cường kiểm toán. Bài viết nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa cải cách tài chính công và cải cách hành chính, coi đây là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển bền vững.
- Ấn phẩmCơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công tại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Đào Tùng NGƯT.PGS.TSThực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh nguồn lực quốc gia còn hạn chế và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao. Quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) hiệu quả, hiệu lực là một nội dung trọng tâm của công tác THTK, CLP, bởi TSC là nguồn lực vật chất to lớn, trực tiếp phục vụ hoạt động của nhà nước nói riêng và mục tiêu phát triển quốc gia nói chung, đặc biệt là trong kỷ nguyên vươn mình. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 (Luật THTK, CLP 2013) [1] đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức và đạt được những kết quả bước đầu [6]. Tuy nhiên, qua hơn 10 năm thi hành, Luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu, sửa đổi để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Báo cáo này tập trung phân tích cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng THTK, CLP trong lĩnh vực TSC, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật
- Ấn phẩmĐầu tư công trong thời kỳ biến đổi khí hậu tại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Trương Thanh Tùng ThsXã hội hiện nay đang phải đối mặt biến đổi khí hậu. Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu, hiện tượng thiên tai cũng như những thay đổi về môi trường tự nhiên không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới con người mà còn tác động lớn đến các hệ sinh thái và nền kinh tế. Chính vì vậy, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững, phát triển năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường là những bước đi cần thiết để giúp các quốc gia thích ứng và hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, trong đó đầu tư công đóng vai trò quan trọng trong việc thích ứng và giảm thiểu những hậu quả từ biến đổi khí hậu gây ra. Bài viết này nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng chi đầu tư công cho thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời đề xuất kiến nghị trong đầu tư công của Việt Nam.
- Ấn phẩmĐịnh mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục(Học viện Tài chính, 2025) Ngô Thanh Hoàng PGS.TSDịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Việc xây dựng và áp dụng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật trong giáo dục giúp quản lý hiệu quả nguồn lực, kiểm soát chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ công, là điều kiện tiên quyết để chuyển đổi từ cấp phát Ngân sách theo định mức đầu vào sang hiệu quả đẩu ra. Tuy nhiên, thực tế triển khai còn gặp nhiều khó khăn, từ việc thiếu quy định cụ thể, sự chênh lệch giữa các địa phương đến vấn đề cập nhật và điều chỉnh định mức theo yêu cầu thực tiễn. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng hiện nay, chỉ ra những hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ giáo dục công lập.
- Ấn phẩmĐịnh mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế(Học viện Tài chính, 2025) Hy Thị Hải Yến TS; Ngô Thị Thùy Quyên TSViệc xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật (ĐMKTKT) dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế giúp đảm bảo hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng hiện nay, chỉ ra những hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ y tế công lập.
- Ấn phẩmĐo lường chỉ số bao trùm sử dụng dịch vụ y tế của nhóm dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2008-2022(Học viện Tài chính, 2025) Bùi Thị Minh Nguyệt ThSNghiên cứu này sử dụng phương pháp hàm cơ hội xã hội để đo lường chỉ số bao trùm sử dụng dịch vụ y tế của nhóm dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2008-2022, dựa trên bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS). Kết quả tính toán cho thấy, mặc dù mức độ bao phủ sử dụng dịch vụ y tế của người dân thuộc nhóm dân tộc thiểu số đã được cải thiện, nhưng tính công bằng trong tiếp cận vẫn chưa thực sự đảm bảo. Những nhóm dân cư dễ bị tổn thương và những nhóm yếu thế, vẫn gặp nhiều khó khăn trong sử dụng các dịch vụ y tế. Kết quả này gợi ý rằng Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cải tiến và điều chỉnh các chính sách y tế nhằm tăng cường hỗ trợ cho các nhóm dân cư yếu thế, hướng tới một hệ thống y tế công bằng hơn.
- Ấn phẩmKinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển đô thị thông minh của một số quốc gia: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Trần Nam Trung ThSXu hướng phát triển đô thị thông minh (ĐTTM) đang trở thành xu hướng chung và trở thành mối quan tâm đặc biệt của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và triển khai chiến lược trên còn nhiều vướng mắc về công tác quản lý, nguồn kinh phí, nhân lực chất lượng cao cũng như trình độ khoa học kỹ thuật... Bài viết tập trung phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trong quản lý nhà nước về ĐTTM nhằm để xuất một số giải phát quản lý nhà nước phát triển ĐTTM cho Việt Nam.
- Ấn phẩmPhân tích phân bổ lợi ích trong chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học tại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Ninh Thị Hoàng Lan ThSNghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích phân bổ lợi ích (Benefit Incidence Analysis) để đánh giá mức độ công bằng trong phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học tại Việt Nam giai đoạn 2010-2020. Kết quả cho thấy chi cho giáo dục đại học có tính lũy thoái, với nhóm thu nhập cao hưởng lợi nhiều hơn nhóm thu nhập thấp. Hệ số Suit dương và đường tập trung lợi ích nằm dưới đường bình đẳng tuyệt đối, phản ánh sự thiên lệch trong phân bổ ngân sách. Để đảm bảo công bằng, cần tập trung xây dựng các chương trình hỗ trợ tài chính đa dạng cho sinh viên, bao gồm mở rộng đối tượng nhận trợ cấp và phát triển chính sách tín dụng sinh viên với độ bao phủ rộng hơn.
- Ấn phẩmPhát huy vai trò tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo của kinh tế tập thể, hợp tác xã ở nước ta hiện nay(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Hồng Thu TSBài viết này nhằm phân tích vai trò của kinh tế tập thể, với trọng tâm là kinh tế hợp tác xã, trong việc tạo việc làm cho người lao động, thực hiện giảm đói nghèo và bảo đảm an sinh xã hội. Qua đó, bài viết đưa ra những đề xuất phù hợp để thúc đẩy và phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Ấn phẩmQuản lý nhà nước đối với tài sản mã hóa ở Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Văn Thắng TSSự tồn tại, phát triển mạnh mẽ của tài sản mã hóa (TSMH) cùng với những tác động tích cực và rủi ro tiềm ẩn của nó đòi hỏi chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam cần có những chính sách, biện pháp quản lý phù hợp. Bài viết lý giải tính cấp thiết, phân tích lợi ích và thách thức trong quản lý nhà nước đối với tài sản mã hóa tại Việt Nam hiện nay. Từ đó đề xuất triển khai hoạt động quản lý nhà nước đối với TSMH ở Việt Nam với hai nhiệm vụ trọng tâm bao gồm hoàn thiện khung pháp lý và chuyển đổi phương thức quản lý theo hướng tạo điều kiện cho phát triển công nghệ đồng thời kiểm soát hiệu quả các rủi ro tiềm ẩn.
- Ấn phẩmThực trạng và giải pháp giảm nghèo đô thị ở Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Phạm Thu Hằng TSNghèo đô thị là một trong những vấn đề được quan tâm trong thời gian gần đây ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, trong lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Nghèo đô thị được coi là một khó khăn tất yếu mà Việt Nam phải đối mặt trong quá trình công nghiệp hoá đi kèm với đô thị hoá. Bài viết chỉ ra thực trạng nghèo đô thị ở Việt Nam hiện nay có xu hướng biến động với biên độ lớn hơn và được cải thiện chậm chạp hơn so với tình trạng nghèo nông thôn. Đồng thời, các chiều thiếu hụt của các hộ gia đình nghèo đô thị gia tăng về chiều rộng so với trước đây. Các giải pháp giảm nghèo đô thị cần quan tâm trong thời gian tới là : (i) tập trung vào tạo việc làm và tăng thu nhập cho hộ nghèo khu vực đô thị; (ii) cải thiện các vấn đề an sinh xã hội hướng tới nhóm đối tượng nghèo và yếu thế khu vực đô thị; (iii) cần nâng cao chất lượng giáo dục, y tế đặc biệt là các dịch vụ công khu vực đô thị; (iv) tăng cường quản lý đô thị một cách có hiệu quả để có thể kiểm soát được tình trạng di dân tự do.
- Ấn phẩmVai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Lào Cai(Học viện Tài chính, 2025) Hứa Tân Hưng ThSTrong thời gian qua, việc phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân địa phương, giúp phát triển kinh tế bền vững. Dựa trên nghiên cứu, phân tích tài liệu, bài viết đã làm rõ vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Lào Cai trên các phương diện việc xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Lào Cai; đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng; bảo tồn văn hoá truyền thống và bảo vệ môi trường; đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch cộng đồng; nghiên cứu thị trường, xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng; phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hoá và bảo vệ môi trường.
- Ấn phẩmXây dựng hệ thống chỉ mục đo lường mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính của hợp tác xã nông nghiệp(Học viện Tài chính, 2025) Phạm Đức Cường PGS.TS; Đỗ Thị Minh Tâm ThSHệ thống chỉ mục đo lường mức độ Công bố thông tin đóng vai trò quan trọng giúp đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy của thông tin tài chính, cung cấp cho các bên liên quan cái nhìn tổng quát và chính xác về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của HTX. Bài viết này tập trung vào việc xây dựng hệ thống chỉ mục công bố thông tin trên Báo cáo tài chính của các HTX nông nghiệp