Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản năm 2025
Duyệt Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản năm 2025 theo Topic "Tài chính quốc tế"
- Ấn phẩmLuận cứ khoa học, thực tiễn và giải pháp xây dựng trung tâm tài chính quốc tế ở Việt Nam(Học viện Tài chính, 2025) Lê Thị Thùy Vân TS; Hoàng Tuệ NhiTrung tâm tài chính là một thành phố hoặc khu vực tập trung các hoạt động tài chính quan trọng và đa dạng, nơi các tổ chức tài chính, ngân hàng, và các công ty đầu tư thực hiện các giao dịch, đầu tư, và cung cấp các dịch vụ tài chính, và có tầm ảnh hưởng trong phạm vi quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu. Tại Việt Nam, ngày 5/3/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính tại Việt Nam. Việc thành lập trung tâm tài chính tại Việt Nam (đặt tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) là một bước tiến quan trọng, thể hiện chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ trong việc phát triển thị trường tài chính, là bước đi chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong kỷ nguyên mới. Trung tâm tài chính sẽ là một trong những mũi nhọn chiến lược, là đột phá thể chế, giúp Việt Nam chuyển đổi mô hình tăng trưởng, huy động, phân bổ và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, qua đó tăng sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu hơn vào hệ thống tài chính toàn cầu. Bài viết phân tích một số vấn đề luận cứ khoa học và thực tiễn trong việc xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam được thể hiện qua các trọng tâm phân tích gồm: luận cứ khoa học và thực tiễn về xây dựng trung tâm tài chính ở các nước; những điểm mạnh và khó khăn, thách thức trong phát triển trung tâm tài chính ở Việt Nam, và từ đó kiến nghị giải pháp xây dựng trung tâm tài chính ở Việt Nam.
- Ấn phẩmMô hình thương mại nông nghiệp giữa Việt Nam và các nước thành viên liên minh Châu Âu(Học viện Tài chính, 2025) Vũ Anh Tuấn ThSLiên minh châu Âu là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh tế, bao gồm thương mại nông nghiệp. Nghiên cứu này nhằm phân tích cơ cấu thương mại các sản phẩm nông nghiệp giữa Việt Nam và các đối tác EU để xác định xu hướng và biến động trên thị trường nông nghiệp giữa hai bên. Kết quả phân tích từ dữ liệu xuất nhập khẩu và chỉ số thương mại nội ngành cho thấy thương mại nông nghiệp giữa Việt Nam và EU đã trải qua sự tăng trưởng đáng kể trong thập kỷ qua. Những phát hiện từ mô hình trọng lực cung cấp thông tin chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại nông nghiệp giữa Việt Nam và EU, trong đó các yếu tố quan trọng bao gồm quy mô thị trường của nước đối tác, sự mất cân bằng thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp và Hiệp định EVFTA.
- Ấn phẩmPhát triển quan hệ kinh tế Việt Nam - Lào(Học viện Tài chính, 2025) Phạm Thị Ngọc Vân TS; Nguyễn Thị Thu Trang TS; Nguyễn Quang Huy ThSHơn 60 năm qua, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách, trở thành mối quan hệ mẫu mực, thủy chung hiếm có, trong mối quan hệ toàn diện đó có hợp tác về kinh tế và đã gặt hái được nhiều thành công. Chính vì thế, quan hệ kinh tế Việt Nam - Lào là một trong những mối quan hệ hợp tác kinh tế quan trọng và phát triển năng động trong khu vực Đông Nam Á.
- Ấn phẩmTác động của phát triển tài chính đến quy mô nền kinh tế ngầm tại các quốc gia trên thế giới(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Vũ Duy ThS; Nguyễn Thế Bính TS; Trần Thị Kim Oanh TSNghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng từ 47 quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 2010-2022 để khám phá tác động của phát triển tài chính đến quy mô kinh tế. Phát triển tài chính được phân tích qua bốn khía cạnh chính: chiều sâu, khả năng tiếp cận, hiệu quả và ổn định, nhằm làm rõ cách mỗi yếu tố ảnh hưởng đến quy mô kinh tế ngầm. Kết quả từ phương pháp ước lượng PCSE cho thấy: Khi đo lường phát triển tài chính qua chiều sâu (DEPTH) bằng tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP (M2/GDP), khả năng tiếp cận (ACCESS) bằng số lượng chi nhánh ngân hàng thương mại, và hiệu quả (EFF) bằng tỷ lệ tín dụng nội địa cho khu vực tư nhân (% GDP), các yếu tố này đều có tác động giảm rõ rệt đến quy mô kinh tế ngầm (được xác định qua biến DGE và MIMIC) tại các quốc gia khảo sát. Tuy nhiên, khi xem xét khía cạnh ổn định tài chính (ST) qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng tín dụng, kết quả hồi quy cho thấy yếu tố này không tạo ra ảnh hưởng đáng kể về mặt thống kê đến quy mô kinh tế ngầm (đo bằng DGE và MIMIC).
- Ấn phẩmTác động của tài chính xanh đến phát triển bền vững về môi trường: Nghiên cứu tại các quốc gia Đông Nam Á(Học viện Tài chính, 2025) Phạm Ngọc Anh TS; Trần Hà Dương; Phạm Minh Phương; Đỗ Nguyễn Hoàng An; Hoàng Minh Ngọc; Nguyễn Hải ĐăngBài nghiên cứu phân tích tác động của tài chính xanh đến phát triển bền vững về khía cạnh môi trường; trong đó, tài chính xanh được đo lường thông qua mức độ phát triển tài chính qua các chỉ số như tín dụng trong nước, tín dụng ngân hàng và đầu tư trực tiếp nước ngoài; phát triển bền vững về môi trường được thể hiện qua mức độ sử dụng năng lượng, sự suy giảm tài nguyên tự nhiên, sự phát thải CO2 và khí nhà kính. Dữ liệu được thu thập từ 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á từ 2000 đến 2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy tín dụng trong nước và tín dụng ngân hàng cho khu vực tư nhân có ảnh hưởng tích cực đến môi trường, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởng tiêu cực. Kết quả này khẳng định tính cấp thiết trong việc phát triển các hoạt động tài chính xanh nhằm thúc đẩy quá trình phát triển bền vững về môi trường, đồng thời đưa ra các gợi ý chính sách về thuế, tín dụng xanh và Fintech
- Ấn phẩmTài chính xanh đối với suy thoái môi trường và năng lượng bền vững tại 45 quốc gia Châu Á(Học viện Tài chính, 2025) Phạm Thị Tường Vân TS; Trần Thị Lệ HiềnNghiên cứu này chỉ ra mối quan hệ của các chỉ số kinh tế, tài chính và lượng khí thải môi trường, nhằm phân tích tác động đổi mới tài chính đến lượng thải carbon, khí thải nhà kính, và tiếp cận điện. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 45 quốc gia châu Á thu thập trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến 2022. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng POPU và GDP có tác động dương đến cả 2 biến phụ thuộc khí thải carbon CO2 và khí thải nhà kính GRHO. Đối với các biến hệ thống tài chính thì nghiên cứu chỉ ra ROE, LIRE, DOCRE, EDST có tác động tích dương đáng kể đến khí thải carbon CO2 và khí thải nhà kính GRHO. Trong khi đó COINC, ATM tác động âm đáng kể đến CO2 và GRHO. Hơn nữa, ROA, CAAS, DEPO, BORR không có tác động đáng kể đến CO2 và khí thải nhà kính GRHO. Ngoài ra, POPU, GDP, ROA, ROE, LIRE, COINC, DEPO không có tác động đáng kể đến tiếp cận điện ELEC. Đồng thời CAAS, DOCRE, BORR, ATM, EDST có tác động tích cực và đáng kể đến ELEC. Dựa trên kết quả nghiên cứu ra một số giải pháp để giảm lượng khí thải CO2 và tổng lượng khí thải nhà kính, chú trọng tập trung phân tích tác động của đổi mới tài chính hướng đến tài chính xanh và phát triển bền vững.
- Ấn phẩmTăng cường các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững Việt Nam - Lào(Học viện Tài chính, 2025) Nguyễn Đình Hoàn TS; Phạm Phương AnhQuan hệ kinh tế Việt Nam - Lào là một trong những mối quan hệ hợp tác kinh tế quan trọng và phát triển năng động trong khu vực Đông Nam Á. Hơn 60 năm qua, với truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách, trở thành mối quan hệ mẫu mực, thủy chung hiếm có, trong mối quan hệ toàn diện đó có hợp tác về kinh tế và đã gặt hái được nhiều thành công. Và gần đây nhất, lãnh đạo hai nước đã có cuộc gặp gỡ quan trọng và hai bên thống nhất chủ trương, cách tiếp cận mới, tư duy mới, cách làm mới và quyết tâm cao hơn, biện pháp hiệu quả hơn, đề ra nhiều giải pháp mạnh mẽ, thiết thực để tiếp tục đưa quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước đi vào chiều sâu, trong đó có thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế. Trong bài viết này, tác giả sẽ phân tích, tổng hợp những về những thành quả phát triển kinh tế giữa 2 bên, cùng những thuận lợi, khó khăn, để từ đó tìm ra giải pháp tiếp tục thúc đẩy kinh tế song phương ngày càng bền vững.