Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản
Duyệt Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản theo Năm xuất bản
- Ấn phẩmTín dụng chính sách với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Hà Thị Đoan Trang TSTín dụng chính sách xã hội là một trong những công cụ, giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong hơn 20 năm kể từ khi thành lập Ngân hàng chính sách xã hội, hoạt động tín dụng chính sách đã mang lại nhiều thành tựu ấn tượng, đặc biệt là công tác giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại hạn chế cần khắc phục để tín dụng chính sách phát huy tốt hơn nữa vai trò xóa đói giảm nghèo.
- Ấn phẩmĐô thị xanh - Giải pháp cho phát triển bền vững ở Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Bùi Thị Hoàng Lan PGS.TSGiống như nhiều quốc gia trên thế giới, quá trình đô thị hóa của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị đã vượt qua khả năng điều hành của chính quyền địa phương, dẫn đến hệ lụy về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Chính vì vậy, xây dựng đô thị xanh là một giải pháp tất yếu để phát triển kinh tế đô thị hiệu quả, bền vững, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng xanh quốc gia.
- Ấn phẩmNghiên cứu tác động của khởi nghiệp đến phát triển kinh tế Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Hà Văn Sự PGS.TS; Lê Nguyễn Diệu Anh TSBài viết nghiên cứu tác động của khởi nghiệp đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2012 - 2023 bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nguồn dữ liệu được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê, Ngân hàng thế giới… Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khởi nghiệp có tác động tích cực đến phát triển kinh tế được thể hiện qua trình độ nguồn nhân lực. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một số khuyến nghị gợi mở hàm ý chính sách nhằm phát triển khởi nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.
- Ấn phẩmQuy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản tại ngân hàng thương mại(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Thị Thu Trang TS; Nguyễn Thuỳ Dương PGS.TSĐể ngân hàng hoạt động hiệu quả về bền vững, vấn đề về thanh khoản và quản lý rủi ro thanh khoản được Basel chú trọng bên cạnh các vấn đề liên quan đến vốn. Bài viết tập trung làm rõ các nội dung của Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản (ILAAP-Internal Liquidity Adequacy Assessment Process) dựa trên kinh nghiệm về quy định và thực thi của các ngân hàng khu vực Châu Âu, Thụy Sỹ và Ả-rập. Trên cơ sở Quy định và thực hiện ILAAP tại một số quốc gia trên thế giới, bài viết rút ra các bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.
- Ấn phẩmKinh tế, tài chính vĩ mô một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Hữu Tịnh TSKinh tế xanh là nền kinh tế mà tăng trưởng kinh tế gắn với trách nghiệm bảo vệ môi trường, đồng thời hỗ trợ quá trình phát triển xã hội. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam, trong đó tập trung vào các nhóm ngành tiêu biểu, như: công nghiệp, năng lượng tái tạo, sản xuất và tiêu dùng, xây dựng và giao thông. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác triển khai, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xanh gắn với phát triển bền vững một cách toàn diện, vừa đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vừa bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường về hệ sinh thái trong giai đoạn 2021-2025.
- Ấn phẩmẢnh hưởng của động cơ, giá trị cảm nhận đến ý định quay trở lại của khách du lịch tại điểm đến du lịch sáng tạo(Học viện Tài chính, 2024) Trần Thị Tuyết TS; Trần Hùng Đức ThSMục tiêu bài nghiên cứu này nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại điểm đến du lịch sáng tạo (DLST) thông qua lý thuyết hành vi có kế hoạch. Bài nghiên cứu thu thập 310 mẫu phiếu từ khách du lịch tham quan điểm đến DLST và sử dụng SPSS 22 và AMOS 20 để phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy, thái độ, kiểm soát hành vi nhận thức có tác động tích cực đến ý định quay trở lại điểm đến DLST, và thái độ đóng vai trò trung gian giữa động cơ, giá trị cảm nhận và ý định quay trở lại điểm đến DLST. Từ kết quả này, một số gợi ý/giải pháp được đưa ra nhằm giúp điểm đến DLST thu hút nhiều khách du lịch quay trở lại tham quan.
- Ấn phẩmTích hợp các dịch vụ tài chính - nhìn từ góc độ sản phẩm và những khía cạnh cần cân nhắc(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Văn Hiệu PGS.TSXu hướng tích hợp các sản phẩm và dịch vụ tài chính thông qua sự phát triển của công nghệ đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc thay đổi cách thức hoạt động của ngành tài chính. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và blockchain đã mở ra nhiều cơ hội mới để cải thiện trải nghiệm của người dùng, tăng cường hiệu quả và giảm chi phí trong các dịch vụ tài chính. Đồng thời, những tiến bộ này cũng giúp thúc đẩy sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh tài chính mới, chẳng hạn như fintech và ngân hàng số và nhiều mô hình kinh doanh khác.
- Ấn phẩmTác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2023(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Thị Thu Trang TS; Phạm Thị Ngọc Vân TSĐầu tư công là động lực, nguồn lực quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Thái Nguyên là một tỉnh có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, là khu vực giao thoa giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô; được Bộ Chính trị xác định là cực tăng trưởng, trung tâm công nghiệp điện tử, chế biến chế tạo trình độ cao của vùng Trung du miền núi phía Bắc. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Thái Nguyên cần tăng cường hoạt động đầu tư công xây dựng hệ thống kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại để tận dụng, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế sẵn có. Bài viết nhằm đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở đó đề ra chính sách phù hợp nhất để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
- Ấn phẩmẢnh hưởng của việc áp dụng ERM trong đo lường hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Trần Thế Nữ TSQuản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) vẫn còn tương đối mới đối với các quốc gia Trung Đông và Đông Nam Á, những khu vực được xếp vào nhóm các khu vực đang phát triển trên thế giới. Ở Việt Nam cũng vậy, số lượng doanh nghiệp áp dụng ERM còn hạn chế nhưng ERM đã mang lại những hiệu quả nhất định. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình triển khai ERM tại các công ty niêm yết ở Việt Nam cũng như tác động của việc áp dụng ERM trong việc đo lường hiệu quả hoạt động và đánh giá sức khoẻ tài chính của công ty. Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn khi đưa ra quyết định kinh doanh cũng như đầu tư vào các công ty niêm yết.
- Ấn phẩmNâng cao an toàn, bảo mật cho giao dịch không tiền mặt trong hệ thống kho bạc nhà nước(Học viện Tài chính, 2024) Lê Hùng Sơn PGS.TS; Đình Thu Trang ThSTrong những năm qua, nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, công tác phát triển thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt, để đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch không tiền mặt, Kho bạc Nhà nước luôn quan tâm chú trọng đến các giải pháp về công nghệ thông tin như sử dụng chữ ký số trên 100% các giao dịch điện tử giữa Kho bạc Nhà nước với các đơn vị giao dịch và ngân hàng thương mại triển khai quy trình liên thông giữa các hệ thống ứng dụng nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước. Đây là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ trong thời gian qua. Bài viết này sẽ đi sâu nghiên cứu và làm rõ hơn vấn đề này.
- Ấn phẩmPhân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phát triển kinh tế hộ của phụ nữ trước bối cảnh chuyển đổi số: trường hợp nghiên cứu tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên(Học viện Tài chính, 2024) Đào Thị Hương TS; Nguyễn Thị Hằng TSBối cảnh chuyển đổi số đã làm thay đổi vị thế, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình, đặc biệt trong quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ gắn với lợi thế đặc trưng của địa phương. Tuy nhiên, phụ nữ cũng đối diện với nhiều thách thức về kiến thức làm kinh tế, tiếp cận công nghệ và kỹ năng quản lý. Mục đích của nghiên cứu là xác định các yếu tố tác động đến quyết định phát triển kinh tế hộ của phụ nữ tại địa phương, từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ trong quá trình phát triển kinh tế số. Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp khảo sát định lượng, thu thập dữ liệu từ 361 hộ gia đình tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như học vấn, số thành viên trong gia đình và tham gia các chương trình tập huấn có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định phát triển kinh tế hộ của phụ nữ. Từ đó, đưa ra các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc đóng góp phát triển nền kinh tế của địa phương, quốc gia trước bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.
- Ấn phẩmGià hóa dân số và chuyển dịch lao động ở Việt Nam: vai trò của vốn nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin(Học viện Tài chính, 2024) Ngô Quỳnh An TS; Trần Huy Phương TS; Phạm Hồng QuânLà một trong những quốc gia có già hóa dân số nhanh trên thế giới, Việt Nam cần giải pháp giảm nhẹ tác động của quá trình này khiến việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại hóa, thúc đẩy tăng năng suất trở nên chậm và kém hiệu quả hơn. Già hóa dân số khiến mô hình chuyển dịch cơ cấu ngành truyền thống được thúc đẩy bởi thâm dụng lao động và vốn giá rẻ, áp dụng công nghệ chi phí thấp, và tăng cường xuất khẩu trở nên kém bền vững. Ba mô hình OLS đã được xây dựng mô tả sự chuyển dịch lao động theo ngành dựa trên dữ liệu cấp tỉnh năm 2009, 2014, và 2019 để kiểm định, (1) già hóa dân số làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lao động, do đó thu hẹp phạm vi chuyển dịch cơ cấu lao động; (2) thúc đẩy ứng dụng CNTT và vốn con người giúp giảm nhẹ tác động của già hóa đến chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Ấn phẩmMột số giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Hải Long; Lương Thị Hồng Hạnh ThSTrong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc phát triển và nâng cao nguồn nhân lực và lao động là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng đối với mỗi quốc gia. Các nghiên cứu của chuyên gia trong nước và quốc tế cho thấy, tăng trưởng kinh tế và sản xuất trong thế kỷ 21 phụ thuộc nhiều vào kỹ năng lao động và công nghệ hơn là tổng lực lượng lao động. Do đó, Việt Nam cần có chiến lược đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực phù hợp để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của môi trường quốc tế và khu vực. Bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và nguồn nhân lực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng như tăng cường chất lượng nguồn nhân lực quản lý công.
- Ấn phẩmNhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin và viễn thông niêm yết tại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Đàm Thị Thanh Hà ThSTại Việt Nam, sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong những năm qua đã tạo nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, trong đó có ngành Công nghệ thông tin và Viễn thông (CNTT&VT). Tuy nhiên, các doanh nghiệp CNTT & VT niêm yết tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức để tận dụng triệt để cơ hội này. Một trong số những lý do là công tác phân tích tài chính tại các doanh nghiệp này vẫn còn có hạn chế, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Bài viết sau sẽ nghiên cứu sâu về một phương pháp trong phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành CNTT & VT. Dữ liệu nghiên cứu được thực hiện trên 32 doanh nghiệp CNTT&VT niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2023 tương ứng với giai đoạn trước và sau tác động của đại dịch Covid-19. Kết quả của nghiên cứu này sẽ đưa ra một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp CNTT&VT niêm yết nhằm phát triển bền vững trong thời gian tới.
- Ấn phẩmNghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành ô tô Việt Nam tác động đến lòng trung thành của khách hàng(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Thị Phương Mai TS; Đỗ Thu TrangNhững năm gần đây đã có những nghiên cứu chứng minh tác động của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với lòng trung thành của khách hàng (CL). Tuy vậy, có rất ít nghiên cứu cho thấy tác động của CSR đối với ngành công nghiệp ô tô tại các thị trường mới nổi như Việt Nam, nơi các quy định về môi trường như khí thải, tiêu thụ năng lượng, môi trường làm việc... chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã khảo sát 252 khách hàng sử dụng ô tô và xử lý dữ liệu thông qua các kỹ thuật thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích tương quan, phân tích hồi quy... bằng phần mềm SPSS 26. Kết quả nghiên cứu đưa ra bằng chứng thống kê về ảnh hưởng của trách nhiệm từ thiện đến CL đồng thời bác bỏ ba giả thuyết khác liên quan đến ảnh hưởng của trách nhiệm môi trường, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm kinh tế.
- Ấn phẩmĐánh giá kết quả quản lý chuỗi cung ứng của các công ty du lịch tại Đông Nam Bộ: Đề xuất mô hình nghiên cứu(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Quỳnh Lâm ThS; Hà Nam Khánh Giao; Đỗ Đoan Trang; Phan Văn ThứcDu lịch được xem là ngành nghề bao quát nhiều ngành Dịch vụ như: Vận chuyển, nhà dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, điểm đến du ngoạn, quà lưu niệm… Chính vì vậy, chất lượng dịch vụ ngành Du lịch phải được đánh giá tổng thể dựa trên các ngành khác. Đối với ngành Du lịch, mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả tài chính, sự hài lòng của khách hàng trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, để đo lường kết quả quản lý của một chuỗi cung ứng thì cần có một thang đo với bộ tiêu chí phù hợp với ngành Du lịch Việt Nam. Nghiên cứu này hướng tới đề xuất mô hình phân cấp với bộ tiêu chí đo lường kết quả quản lý chuỗi cung ứng của các côn g ty du lịch vùng Đông Nam Bộ.
- Ấn phẩmNgân hàng xanh cho phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Phùng Thanh Loan TSChính phủ Việt Nam đang thực hiện nhiều giải pháp để đạt được mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Chuyển dịch từ sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch là một trong những giải pháp trọng tâm để giảm lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam. Nghiên cứu này đã phân tích, đánh giá thực trạng cấp tín dụng cho các dự án năng lượng sạch của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2015-2023. Kết quả cho thấy, mặc dù dư nợ cho vay lĩnh vực năng lượng sạch tăng lên nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay năng lượng sạch/tổng dư nợ toàn bộ nền kinh tế là khá thấp. Những khó khăn về nguồn tài trợ dài hạn và dòng tiền của dự án không chắc chắn đang cản trở các NHTM Việt Nam cấp tín dụng cho các dự án năng lượng sạch. Phát triển mô hình ngân hàng xanh chuyên biệt là một trong những giải pháp cho các vấn đề này. Mô hình ngân hàng xanh chuyên biệt có thể đẩy nhanh quá trình chuyến dịch năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam.
- Ấn phẩmGiải pháp thu hút fdi của việt nam khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Đào Tùng PGS.TSViệt Nam luôn được đánh giá là một nền kinh tế năng động, có sức hút đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Các thành công trong thu hút FDI trong những năm qua đã cho thấy Việt Nam thực sự là điểm đến hấp dẫn. Một trong những yếu tố mang đến thành công và sức hút FDI của Việt Nam trong nhiều năm, đó chính là những ưu đãi về thuế. Tuy nhiên, từ 2024 Việt Nam chính thức tham gia thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu và cũng chính vì thế mà lợi thế về thuế trong thu hút FDI của Việt Nam không như trước. Mục tiêu bài viết hướng tới, đó là đề xuất các giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược cho Việt Nam để Việt Nam tiếp tục duy trì sức hút, sức hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài kể cả khi Thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng.
- Ấn phẩmTrí tuệ nhân tạo và các vấn đề đặt ra cho phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Trần Thị Hoa Thơm TSTrí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong nhiều ngành công nghiệp trên toàn cầu, bao gồm cả lĩnh vực quản trị và phát triển nguồn nhân lực. Sự thay đổi này mở ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra các thách thức không nhỏ cho người lao động và thị trường lao động Việt Nam. Bài viết này phân tích những cơ hội và thách thức mà AI mang lại cho phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, đồng thời đưa ra các giải pháp thiết thực, phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay.
- Ấn phẩmTác động của ifrs15 đến ghi nhận doanh thu tại các doanh nghiệp phần mềm(Học viện Tài chính, 2024) Trần Thị Thùy ThSGhi nhận doanh thu trong các doanh nghiệp phần mềm trước đây rất phức tạp với nhiều hướng dẫn dành riêng cho ngành. Tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu mới IFRS15 - doanh thu từ hợp đồng với khách hàng thay thế các hướng dẫn theo ngành bằng một mô hình ghi nhận doanh thu duy nhất. Điều đó cho thấy hệ thống khuôn khổ pháp lý về kế toán doanh thu ngày càng được hoàn thiện và thống nhất. Tuy nhiên, sau khi IFRS15 được ban hành, kế toán cho các sản phẩm, dịch vụ phần mềm sẽ là một trong những lĩnh vực ảnh hưởng bởi tiêu chuẩn mới. Bài viết nghiên cứu về các hướng dẫn ghi nhận doanh thu trong ngành phần mềm, đánh giá tác động của IFRS15 đến ghi nhận doanh thu tại các doanh nghiệp phần mềm theo mô hình năm bước và một số ví dụ minh họa để giải thích cho các diễn gi ải trong mô hình.
- Ấn phẩmKinh nghiệm phát triển hoạt động giao dịch hàng hóa phái sinh tại Nhật Bản và khuyến nghị cho sở giao dịch hàng hóa Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Trịnh Thị Ngọc Minh ThS; Trương Đoàn Diệu Thảo ThSXuất phát từ cơ sở lý thuyết, hàng hóa phái sinh là các công cụ tài chính dựa trên giá trị của hàng hóa cơ sở, nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro và đầu cơ trên thị trường. Các sản phẩm phái sinh phổ biến như hợp đồng tương lai, quyền chọn và hoán đổi đã được ứng dụng rộng rãi trên thị trường hàng hóa. Thực tiễn từ Nhật Bản cho thấy, quốc gia này đã phát triển mạnh mẽ giao dịch phái sinh thông qua việc thiết lập khung pháp lý chặt chẽ và quản lý rủi ro hiệu quả, từ đó tạo nên sự ổn định và phát triển bền vững. Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm này, tập trung vào việc cải thiện khung pháp lý, nâng cao năng lực quản lý và mở rộng các sản phẩm giao dịch để thúc đẩy thị trường phái sinh hàng hóa trong nước.
- Ấn phẩmCác nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của nhân viên các công ty đa quốc gia: Nghiên cứu thực nghiệm tại tp. Hồ Chí Minh(Học viện Tài chính, 2024) Trần Quốc Đạt ThSThông qua dữ liệu được thu thập từ 500 nhân viên đang làm việc tại các công ty đa quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh, nghiên cứu này thực hiện với mục đích để khám phá các nhân tố tác động đến hiệu quả công việc (HQCV) của nhân viên các công ty đa quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Môi trường đa văn hóa, Môi trường làm việc (MTLV), MTLV vật chất, Môi trường tâm lý xã hội có tác động đến HQCV của nhân viên các công ty đa quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, MTLV có tác động đến Tính gắn kết của nhân viên và cũng có tác động đến Tính sáng tạo của nhân viên. Trong khi đó, Độ tuổi, Trình độ học vấn có vai trò kiểm soát đối với HQCV của nhân viên các công ty đa quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh. Từ đó, tác giả đề xuất kiến nghị các giải pháp thiết thực để cả nhân viên và các công ty đa quốc gia có thể tận dụng mối quan hệ này cải thiện chất lượng hoạt động và kết quả công việc của mình.
- Ấn phẩmCảm nhận của khách hàng khi sử dụng các ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực bảo hiểm: Nghiên cứu điển hình tại Thành phố Hồ Chí Minh(Học viện Tài chính, 2024) Trần Thị Thanh Nga TS; . Nguyễn Minh Tân ThSNghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính dựa trên hiệp phương sai (CB-SEM) để đánh giá cảm nhận của khách hàng khi sử dụng ứng dụng bảo hiểm số (ITPs). Nghiên cứu nhằm xác định mức độ tác động giữa các khái niệm cảm nhận sự hữu ích và cảm nhận khó khăn đến các yếu tố sự hài lòng của khách hàng, sự kỳ vọng vào việc hỗ trợ của người làm trong DNBH, và sự tin tưởng của khách hàng đối với DNBH khi sử dụng ứng dụng bảo hiểm số. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi khách hàng nhận thấy sự hữu ích và tính dễ sử dụng của ứng dụng bảo hiểm số trong quá trình sử dụng thì họ sẵn sàng chấp nhận ứng dụng bảo hiểm số hơn. Bên cạnh đó, sự khó khăn khi sử dụng ứng dụng bảo hiểm số tác động tiêu cực đến sự hài lòng của khách hàng và làm giảm sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Nghiên cứu hàm ý sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về ứng dụng bảo hiểm số đối với hoạt động của các doanh nghiệp để phát triển thị trường bảo hiểm tại Việt Nam.
- Ấn phẩmChuyển đổi số trong quản trị đại học tại các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc bộ lao động - thương binh và xã hội(Học viện Tài chính, 2024) Vũ Hồng Phong TS; Lê Quang Minh TSTrong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các cơ sở giáo dục đại học muốn nâng cao được hiệu quả hoạt động cần đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản trị đại học. Quản trị đại học là cách thức tổ chức hoạt động của trường đại học, cơ chế và quá trình ra những quyết định có thẩm quyền tác động đến những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong nội bộ trường đại học cũng như với bên ngoài. Trong bối cảnh chuyển đổi số, nhiều cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước đã năm bắt và chuyển đổi số trong quản trị đại học đạt kết quả nhất định. Trong khi đó các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới trong giai đoạn bắt đầu, chưa có sự chuyển đổi số đồng đều giữa các cơ sở giáo dục đại học. Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng chuyển đổi số trong quản trị đại học tại các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc bộ Lao động Thương Binh và xã hội là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp chuyển đổi số trong các hoạt động quản trị đại học, từ đó năng chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị đại học.