Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản
Duyệt Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản theo Topic "Kinh tế và Quản lý nguồn lực tài chính"
- Ấn phẩmẢnh hưởng của động cơ, giá trị cảm nhận đến ý định quay trở lại của khách du lịch tại điểm đến du lịch sáng tạo(Học viện Tài chính, 2024) Trần Thị Tuyết TS; Trần Hùng Đức ThSMục tiêu bài nghiên cứu này nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại điểm đến du lịch sáng tạo (DLST) thông qua lý thuyết hành vi có kế hoạch. Bài nghiên cứu thu thập 310 mẫu phiếu từ khách du lịch tham quan điểm đến DLST và sử dụng SPSS 22 và AMOS 20 để phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy, thái độ, kiểm soát hành vi nhận thức có tác động tích cực đến ý định quay trở lại điểm đến DLST, và thái độ đóng vai trò trung gian giữa động cơ, giá trị cảm nhận và ý định quay trở lại điểm đến DLST. Từ kết quả này, một số gợi ý/giải pháp được đưa ra nhằm giúp điểm đến DLST thu hút nhiều khách du lịch quay trở lại tham quan.
- Ấn phẩmGià hóa dân số và chuyển dịch lao động ở Việt Nam: vai trò của vốn nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin(Học viện Tài chính, 2024) Ngô Quỳnh An TS; Trần Huy Phương TS; Phạm Hồng QuânLà một trong những quốc gia có già hóa dân số nhanh trên thế giới, Việt Nam cần giải pháp giảm nhẹ tác động của quá trình này khiến việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại hóa, thúc đẩy tăng năng suất trở nên chậm và kém hiệu quả hơn. Già hóa dân số khiến mô hình chuyển dịch cơ cấu ngành truyền thống được thúc đẩy bởi thâm dụng lao động và vốn giá rẻ, áp dụng công nghệ chi phí thấp, và tăng cường xuất khẩu trở nên kém bền vững. Ba mô hình OLS đã được xây dựng mô tả sự chuyển dịch lao động theo ngành dựa trên dữ liệu cấp tỉnh năm 2009, 2014, và 2019 để kiểm định, (1) già hóa dân số làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lao động, do đó thu hẹp phạm vi chuyển dịch cơ cấu lao động; (2) thúc đẩy ứng dụng CNTT và vốn con người giúp giảm nhẹ tác động của già hóa đến chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Ấn phẩmKhung năng lực số: chìa khóa phát triển nguồn nhân lực số cho Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Đàm Thanh Tú TS; Đặng Xuân Thọ TSNăng lực số không chỉ giúp nâng cao hiệu suất công việc mà còn góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Hơn nữa, việc xây dựng một khung để phản ánh năng lực số toàn diện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo và phát triển kỹ năng số, giúp người lao động Việt Nam tiếp cận với các công nghệ mới và ứng dụng chúng vào thực tiễn công việc một cách hiệu quả. Bài viết này sẽ phân tích những số liệu về năng lực số của lực lượng lao động tại Việt Nam giai đoạn 2018-2023. Qua đó, chúng tôi sẽ đề xuất khung năng lực số như một chìa khóa phát triển nguồn nhân lực số cho Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm tối ưu hóa việc triển khai khung năng lực số trong thực tiễn ở Việt Nam.
- Ấn phẩmKinh tế chia sẻ của các quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Thị Thu Hà TSMô hình kinh tế chia sẻ là sự thay đổi sâu sắc trong cách thức trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Nền tảng công nghệ giúp kết nối người tiêu dùng với nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, đồng thời thúc đẩy việc sử dụng tài sản tốt hơn và tăng mức tận dụng nguồn lực kinh tế. Mô hình kinh tế mới chắc chắn đe dọa lợi ích và sự tồn tại của doanh nghiệp trong mô hình kinh tế truyền thống. Điều này đòi hỏi nhà lập pháp, quản lý nhà nước phải cùng đồng hành với doanh nghiệp nền tảng, bên sở hữu nguồn lực chia sẻ và bên sử dụng nguồn lực để hạn chế các tác động không mong muốn, đồng thời phát huy lợi ích của mô hình kinh tế chia sẻ đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết đưa ra mô hình kinh tế chia sẻ ở một số quốc gia và rút ra bài học cho Việt Nam.
- Ấn phẩmKinh tế, tài chính vĩ mô một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Hữu Tịnh TSKinh tế xanh là nền kinh tế mà tăng trưởng kinh tế gắn với trách nghiệm bảo vệ môi trường, đồng thời hỗ trợ quá trình phát triển xã hội. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam, trong đó tập trung vào các nhóm ngành tiêu biểu, như: công nghiệp, năng lượng tái tạo, sản xuất và tiêu dùng, xây dựng và giao thông. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác triển khai, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xanh gắn với phát triển bền vững một cách toàn diện, vừa đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vừa bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường về hệ sinh thái trong giai đoạn 2021-2025.
- Ấn phẩmNghiên cứu sự hài lòng của người dân về chất lượng đào tạo và tập huấn tại trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Thanh Trì, tp. Hà Nội(Học viện Tài chính, 2024) Lê Thị Bích Lan ThSĐào tạo và tập huấn có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân nói chung, của nông dân nói riêng và những bất cập khó khăn trong triển khai các mô hình mang hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, các mô hình vẫn còn nhiều bất cập. Bài báo trình bày định nghĩa, nội dung và vai trò của đào tạo và tập huấn, các nhân tố ảnh hưởng, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tập huấn tại Trung tâm dịch vụ nông nghiệp.
- Ấn phẩmNghiên cứu tác động của khởi nghiệp đến phát triển kinh tế Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Hà Văn Sự PGS.TS; Lê Nguyễn Diệu Anh TSBài viết nghiên cứu tác động của khởi nghiệp đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2012 - 2023 bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nguồn dữ liệu được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê, Ngân hàng thế giới… Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khởi nghiệp có tác động tích cực đến phát triển kinh tế được thể hiện qua trình độ nguồn nhân lực. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một số khuyến nghị gợi mở hàm ý chính sách nhằm phát triển khởi nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.
- Ấn phẩmPhân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phát triển kinh tế hộ của phụ nữ trước bối cảnh chuyển đổi số: trường hợp nghiên cứu tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên(Học viện Tài chính, 2024) Đào Thị Hương TS; Nguyễn Thị Hằng TSBối cảnh chuyển đổi số đã làm thay đổi vị thế, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình, đặc biệt trong quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ gắn với lợi thế đặc trưng của địa phương. Tuy nhiên, phụ nữ cũng đối diện với nhiều thách thức về kiến thức làm kinh tế, tiếp cận công nghệ và kỹ năng quản lý. Mục đích của nghiên cứu là xác định các yếu tố tác động đến quyết định phát triển kinh tế hộ của phụ nữ tại địa phương, từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ trong quá trình phát triển kinh tế số. Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp khảo sát định lượng, thu thập dữ liệu từ 361 hộ gia đình tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như học vấn, số thành viên trong gia đình và tham gia các chương trình tập huấn có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định phát triển kinh tế hộ của phụ nữ. Từ đó, đưa ra các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc đóng góp phát triển nền kinh tế của địa phương, quốc gia trước bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.