Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản
Duyệt Tạp chí Học viện Tài chính xuất bản theo Topic "Ngân hàng"
- Ấn phẩmẢnh hưởng chiến lược đa dạng hóa danh mục cho vay đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Vương Thị Hương Giang TS; Trần Phạm Yến TrâmBài viết nghiên cứu sự ảnh hưởng của đa dạng hóa danh mục cho vay đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam. Bài viết phân tích dữ liệu bảng của 21 NHTM tại Việt Nam từ năm 2013 đến 2022. Sử dụng phương pháp hồi quy tổng quát thời điểm (GMM), kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng có tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản cao hơn có sự ổn định cao hơn các ngân hàng có tỷ suất sinh lợi trên tổng tài tài sản thấp hơn. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, quy mô ngân hàng và tính thanh khoản hưởng ngược chiều với sự ổn định của các NHTM tại Việt Nam. Đáng chú ý nhất, kết quả thực nghiệm cho thấy dạng hóa danh mục cho vay là một chiến lược giúp tăng cường sự ổn định của các NHTM tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2013-2022. Bài viết này đã bổ sung khoảng trống nghiên cứu hiện tại trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam bằng cách cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chiến lược đa dạng hóa hoạt động cho vay và sự ổn định của các NHTM tại Việt Nam.
- Ấn phẩmCá nhân đối với tiền điện tử mã hóa tại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Trịnh Thị Phan Lan TS; Trịnh Xuân Phong; Nguyễn Thị Quỳnh Châm ThSBài viết nghiên cứu hành vi đầu tư của nhà đầu tư cá nhân đối với tiền điện tử mã hoá. Bài viết sử dụng dữ liệu sơ cấp thông qua bảng hỏi với 253 nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả cho thấy, các nhà đầu tư có chịu ảnh hưởng của lý thuyết triển vọng, tâm lý đám đông; Tỷ lệ nhà đầu tư ở trạng thái tự tin thái quá khá cao, đa số nhà đầu tư cho thấy họ ghét rủi ro. Bài viết đã đưa ra một số khuyến nghị đối với Nhà nước trong việc đưa ra khung pháp lý để quản lý tiền điện tử mã hoá, cũng như một vài lưu ý cho nhà đầu tư cá nhân trong bối cảnh hiện nay
- Ấn phẩmCác nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới lãi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam giai đoạn 2019 – 2023(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Thị Khuyên TSBài viết phân tích các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tới lãi suất trái phiếu chính phủ trong giai đoạn 2019-2023. Sử dụng công cụ định lượng OLS để tính toán, nghiên cứu cho thấy lãi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam sẽ chịu tác động lớn từ các biến lãi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ kỳ hạn năm năm, tỷ giá VND/USD, lạm phát và lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn một tháng. Biến chỉ số sản xuất công nghiệp cũng có tác động nhưng biên độ ảnh hưởng đến biến phụ thuộc khá khiêm tốn. Cán cân thương mại là biến độc lập duy nhất không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy.
- Ấn phẩmĐánh giá tác động của rủi ro tín dụng tới khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.(Học viện Tài chính, 2024-01) Nguyễn Ngọc Sơn TS; Bùi Thị Ngọc PGS.TSTài chính, ngân hàng hiện là một trong những lĩnh vực được đánh giá ở mức cao về ứng dụng CNTT và chịu tác động của làn sóng công nghiệp 4.0. Ngành Ngân hàng Việt Nam đã có nhiều biến chuyển trong cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, quản trị rủi ro cung ứng dịch vụ nhằm thích ứng với thời đại kỷ nguyên số. Bài viết tập trung phân tích những tác động của chuyển đổi số đối với Ngành Tài chính Ngân hàng đặc biệt trong lĩnh vực nhân lực. Từ đó nêu ra những vấn đề cần giải quyết và một số giải pháp nhằm giúp ngành tài chính ngân hàng có thể tận dụng cơ hội hợp tác và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu mà chuyển đổi số đem lại trong thời gian tới.
- Ấn phẩmMô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ internet banking tại các ngân hàng thương mại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Trần Thị Toàn ThSNghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ internet banking tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích tập dữ liệu thu thập trực tiếp từ 481 khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ internet banking tại các ngân hàng thương mại. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố khả năng đáp ứng, điều kiện thuận lợi, năng lực phục vụ, tin cậy, ảnh hưởng xã hội tác động đáng kể tới phát triển dịch vụ internet banking.
- Ấn phẩmNghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Xuân Lâm ThSDịch vụ ngân hàng điện tử đã và đang ngày một phát triển, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Nghiên cứu này phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm được thu thập thông qua khảo sát 396 khách hàng cá nhân đang sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thông qua đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy đa biến, kết quả cho thấy sự tin cậy, sự đáp ứng, năng lực phục vụ, sự đồng cảm, phương tiện hữu hình, khả năng tiếp cận có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Ấn phẩmNghiên cứu các yếu tố tác động đến cảm nhận của khách hàng về ngân hàng xanh tại Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Đặng Thị Minh Nguyệt TS; Nguyễn Đắc Thành ThSNgân hàng được coi là một trụ cột trong phát triển bền vững (PTBV) của nền kinh tế và việc xây dựng mô hình ngân hàng xanh (NHX) là xu hướng tất yếu. Tại nghiên cứu này, nhóm tác giả phân tích các yếu tố tác động đến cảm nhận của khách hàng về NHX tại Việt Nam. Với việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính thực hiện tại bàn, phỏng vấn sâu chuyên gia và phương pháp nghiên cứu định lượng trong thu thập 627 kết quả điều tra từ khách hàng của 15 NHTM. Nghiên cứu đã ước lượng độ hội tụ thông qua các hệ số tải của từng yếu tố và hệ số Cronbach’s Alpha (CA), độ tin cậy tổng hợp (CR), phương sai trích (AVE) của từng biến; và kiểm định mô hình PLS-SEM. Kết quả cho thấy mức độ cảm nhận về NHX còn thấp, tuy nhiên khách hàng đã dần nhận thức được tầm quan trọng của NHX; Các yếu tố: Chính sách, môi trường (CSMT), Hiệu quả hoạt động (HQHĐ), Năng lực nhân viên (NLNV), Trách nhiệm xã hội (TNXH) tác động tích cực đến cảm nhận của khách hàng (CNKH). Kết quả là cơ sở cho những giải pháp phát triển NHX ở Việt Nam
- Ấn phẩmNhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ E-mobile banking: Nghiên cứu tại Agribank - chi nhánh tỉnh Tiền Giang(Học viện Tài chính, 2024) Lê Thị Ánh Tuyết TS; Châu Minh ThiệnMobile banking là xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng tất yếu trong thời đại công nghiệp 4.0 của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, vẫn còn 34,8% khách hàng có tài khoản thanh toán tại ngân hàng Agribank chi nhánh Tiền Giang chưa sử dụng dịch vụ Agribank E-mobile banking. Mục tiêu nghiên cứu này nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Agribank E-mobile banking tại ngân hàng Agribank chi nhánh Tiền Giang. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua dữ liệu khảo sát 237 khách hàng cá nhân tại tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu sử dụng công cụ Cronbach’s Alpha để phân tích độ tin cậy dữ liệu, phương pháp phân tích nhân tố EFA, kiểm định mô hình hồi quy đa biến được thực hiện thông qua công cụ phần mềm SPSS 22.0 để đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến ý định sử dụng dịch vụ Agribank E-mobile banking. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố Cảm nhận hữu ích có tác động mạnh nhất, kế đến là các nhân tố Cảm nhận tin cậy, Cảm nhận chi phí, Cảm nhận dễ sử dụng và Cảm nhận rủi ro đều có tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Agribank E-mobile banking. Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp góp phần giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng lượng khách hàng sử dụng sản phẩm Agribank E-mobile banking.
- Ấn phẩmQuản lý khủng hoảng ngân hàng: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Hữu Nghĩa ThSTrong thời gian gần đây, các cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ-ngân hàng toàn cầu diễn ra trên phạm vi rộng, ảnh hưởng sâu rộng, đẩy nền kinh tế thế giới nói chung và các nền kinh tế đang phát triển nói riêng rơi vào suy thoái, gây mất ổn định kinh tế vĩ mô, tác động tiêu cực đến các định chế tài chính nói chung và các ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng. Một số NHTM đối mặt với tỷ lệ nợ xấu tăng cao, suy giảm thanh khoản, nguy cơ đổ vỡ là rất lớn nếu không có các giải pháp và biện pháp căn cơ để xử lý một cách có hiệu quả. Để có cơ sở đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, xử lý khủng hoảng ngân hàng, việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản lý khủng hoảng ngân hàng và qua đó đề xuất các giải pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian tới là hết sức cần thiết.
- Ấn phẩmQuản trị lợi nhuận và hiệu quả hoạt động: bằng chứng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam(Học viện Tài chính, 2024) Hoàng Hạnh Nguyên ThS; Lê Tô Minh Tân TS; Thái Bùi Hải An TSMục tiêu của nghiên cứu là phân tích ảnh hưởng của hành vi quản trị lợi nhuận đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ 30 ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn 2016 - 2022. Chúng tôi sử dụng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro tín dụng và thành phần tùy ý của chi phí dự phòng rủi ro tín dụng để đo lường mức độ quản trị lợi nhuận và áp dụng phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) để xác định hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Kết quả thu được cho thấy các thước đo khác nhau của quản trị lợi nhuận đều ít nhiều có liên quan đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra nguy cơ sai lệch nếu chỉ sử dụng một thước đo quản trị lợi nhuận duy nhất để đánh giá xu hướng tác động của hành vi này đến hiệu quả hoạt động.
- Ấn phẩmQuy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản tại ngân hàng thương mại(Học viện Tài chính, 2024) Nguyễn Thị Thu Trang TS; Nguyễn Thuỳ Dương PGS.TSĐể ngân hàng hoạt động hiệu quả về bền vững, vấn đề về thanh khoản và quản lý rủi ro thanh khoản được Basel chú trọng bên cạnh các vấn đề liên quan đến vốn. Bài viết tập trung làm rõ các nội dung của Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ thanh khoản (ILAAP-Internal Liquidity Adequacy Assessment Process) dựa trên kinh nghiệm về quy định và thực thi của các ngân hàng khu vực Châu Âu, Thụy Sỹ và Ả-rập. Trên cơ sở Quy định và thực hiện ILAAP tại một số quốc gia trên thế giới, bài viết rút ra các bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.